bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

BÁC HỒ, NGƯỜI THẦY CỦA CÁC THẾ HỆ CÁCH MẠNG ĐỜI SAU

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 30-07-2018


Bài viết kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2018)

BÁC HỒ, NGƯỜI THẦY CỦA CÁC THẾ HỆ CÁCH MẠNG ĐỜI SAU

NGUYỄN HOÀNG MINH

Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta Người không chỉ là “Anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa kiệt xuất” mà còn là một người thầy tiêu biểu của các thế hệ cách mạng Việt Nam muôn đời sau. Với đội ngũ thầy cô trong ngành giáo dục – đào tạo, Người chính là tấm gương mẫu mực nhất về người thầy giáo cách mạng trong thời đại mới, Người đã để lại cho thế hệ sau những bài học vô cùng quí báu trong giảng dạy và học tập để làm chủ kiến thức vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Sự nghiệp giảng dạy của Người bắt đầu từ  năm 1906 tại trường Dục Thanh (Phan Thiết), với các môn: Hán văn, Pháp văn, Quốc văn... với tên gọi thầy giáo Nguyễn Tất Thành, thông qua các bài giảng cho học trò, Người đã giảng dạy tri thức cho học sinh và truyền bá cho họ lòng yêu thương quê hương đất nước sâu sắc. Với Người kiến thức và sự hiểu biết chính là cánh cửa đầu tiên để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước hùng mạnh sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Qua nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống của nhân dân, Người càng thấy rõ những khốn khổ mà dân tộc mình đang phải gánh chịu và mong muốn tìm ra lối thoát cho dân tộc. Với khát vọng cháy bỏng đó, ngày 5.6.1911, tại bến cảng Nhà Rồng Người đã bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước. Trong suốt mười năm bôn ba khắp nơi trên thế giới vừa làm việc để tồn tại và vừa tự nghiên cứu học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng như các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga.

Bằng sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh đất nước, Người đã thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/ 1930) và từ đó từng bước dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã mở nhiều lớp trực tiếp huấn luyện cán bộ cho cách mạng. Những học trò của Người thuộc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, từ cán bộ, đảng viên cho đến các thành phần già trẻ, trai gái,… ở khắp mọi miền đất nước. Qua sự dạy bảo, huấn luyện của Bác phần lớn học trò của người đều trở thành những lãnh đạo xuất sắc, những chiến sĩ cách mạng trung kiên, những bậc hiền tài của đất nước.

Những bài giảng của Bác được trình bày ngắn gọn, xúc tích dễ nhớ, dễ hiểu và luôn gắn với thực tiễn sống động hàng ngày, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, đối với cả những người trình độ thấp cũng có thể dễ dàng hiểu được bài học mà Người truyền đạt. Để có thể hoàn thành việc giảng dạy ở nhiều lớp học trong nhiều thời kỳ, bên cạnh việc nâng cao kiến thức chính trị, Bác là người luôn quan tâm rèn luyện sức khoẻ của bản thân và nhắc nhở mọi người đảm bảo sức khoẻ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Bác căn dặn: 'Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới...'. (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục)

Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác kể lại, những ngày còn làm việc trên chiến khu Việt Bắc, qua kinh nghiệm bản thân Bác đề ra các cách chống nắng, chống lạnh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Ngày hè nắng như thiêu đốt, cái oi bức vào tận mọi nơi. Bác dặn mọi người nên đội mũ nón, mặc quần áo ra ngoài trời một lúc rồi vào nhà cởi bỏ đồ mặc ngoài sẽ thấy dịu mát hơn, coi như giải lao. Ngày đông rét buốt khiến tay cóng cầm bút khó khăn, Bác lại bảo anh em nên làm một việc gì đó để vận động cơ thể cho toát mồ hôi, sẽ bớt cái rét buốt.

Những người từng được làm việc với Bác đều nhận ra Người luôn biết kết hợp tập luyện với một chế độ ăn uống chừng mực, hợp lý. Trong cuộc sống Người luôn kết hợp hài hoà giữa làm việc với nghỉ ngơi và giải quyết mọi công việc rất khoa học,hiệu quả. Nhờ đó mà Người luôn lạc quan, thanh thản, yêu đời , ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh. Với Bác  'phòng bệnh hơn chữa bệnh'. Vì thế việc rèn luyện để cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng luôn được Bác quan tâm đúng mức.

Bác biết nhiều môn thể dục thể thao và tập luyện nhiều môn khác nhau. Có thể kể từ võ thuật, bóng chuyền, bơi lội, cờ tướng và điền kinh… Khi bị bệnh, Bác cố gắng hạn chế dùng thuốc, việc điều trị luôn có sự kết hợp Đông Tây y, linh hoạt tuỳ vào từng hoàn cảnh. Việc thường xuyên rèn luyện thể lực giúp Bác thêm nghị lực vượt qua bao thử thách gian lao trong quá trình sống và làm việc vì sự nghiệp cách mạng.

Từ đó, có thể thấy Bác Hồ là một người thầy mẫu mực của cách mạng Việt Nam. Bác không chỉ là người đầu tiên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi, mà còn là tấm gương tiêu biểu trong giáo dục các thế hệ cách mạng cho đời sau.

Nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác (19/5/1890 – 19/5/2018), ôn lại những bài học của Người  trong mọi lĩnh vực trong đó có những bài học về công tác giảng dạy là việc làm vô cùng thiết thực cho những người làm công tác giảng dạy. Để làm tốt nhiệm vụ của người thầy, những người làm nghề giáo cần thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, năng cao phương pháp giảng dạy và phải là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, những người làm công tác giảng dạy cần thường xuyên rèn luyện khoẻ để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình trong đào tạo các thế hệ học sinh sinh viên những trí thức tương lai của đất nước.

 

Từ khóa:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: [email protected]

Website:

Fanpage:

 


Copyright © 2018 - bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức . All rights Reserved.