bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Tìm hiểu ngày cả nước tri ân các anh hùng Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Nguyễn Hoàng Minh

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Được sự giúp đỡ của thực dân Anh, thực dân Pháp trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Tiếp đó, khi kéo quân ra Bắc thay thế quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội….. tìm cớ cho việc thiết lập lại ách thống trị thực dân tại Việt Nam và Đông Dương.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng giữ gìn độc lập, tự do của đất nước, với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta trong cả nước đã đứng lên chiến đấu anh dũng  chống lại quân xâm lược. Để giảm bớt khó khăn và động viên đồng bào, chiến sĩ chiến đấu trên các mặt trận Đảng, chính phủ có nhiều chủ trương cụ thể sát thực:  

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương.

Ngày 17/11/1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ “Mùa đông binh sĩ”, mở cuộc vận động trong cả nước để quyên góp ủng hộ quần áo và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho chiến sĩ ngoài mặt trận trong điều kiện chính phủ hết sức khó khăn. Tại buổi lễ này chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng cho binh sĩ ngoài mặt trận.

Toàn quốc Kháng chiến ngày 19/12/1946, chiến tranh lan rộng ra nhiều nơi. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đảng và chính phủ ta đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ  trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Đến tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thương binh toàn quốc thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) Đảng và Bác Hồ luôn chú ý đến công tác này.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ của cả nước. Mỗi năm cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ,  là cả nước ta lại tổ chức những hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa để tri ân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa - bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

71 năm đã trôi qua là 71 mùa tri ân, Nhà nước và nhân dân ta đã giành hết tinh thần, vật chất, tình cảm cho việc chăm sóc, hỗ trợ và quan tâm mọi mặt, mọi lúc, mọi nơi đối với các đối tượng chính sách và người có công ngay cả khi đất nước còn chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Cho tới ngày nay mặc dù chưa đền đáp trọn vẹn, đầy đủ cho sự hy sinh anh dũng đó nhưng phần nào làm vơi bớt đi sự mất mát, đau thương của những gia đình có nhiều cống hiến cho Tổ quốc.

Ngày 27/7 hằng năm đã là ngày mà những người còn sống mãi mãi không thể nào quên. Để thể hiện lòng tri ân một cách đúng đắn nhất, chân thành nhất với các anh hùng thương binh, liệt sĩ thì đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội bất mãn chính trị, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng mà các thế hệ trước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh là việc làm thiết thực nhất góp phần cùng Đảng thực hiện những di huấn của Bác Hồ và các thế hệ đã cống hiến cho đất nước./.

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases