bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Một số lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 30-07-2018


Một số lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ

                                                                                           Trương Thị Mai Hạnh

  1. Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ
  1. Sơ lược về hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh

Hệ thống âm vị của tiếng Việt và tiếng Anh rất khác nhau bởi tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Chính thanh điệu trong tiếng Việt giúp để phân biệt nghĩa của từ. Trong khi đó tiếng Anh là ngôn ngữ có trọng âm. Tuy thế vì cả tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng mẫu tự Roman làm chữ viết nên người học tiếng Anh rất dễ gặp lỗi trong quá trình phát âm tiếng Anh.

Tiếng Việt có 22 phụ âm làm âm đầu là /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ , có 6 phụ âm cuối /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2 bán nguyên âm /-w, -j/.

Các tiêu chí để khu biệt các phụ âm trong tiếng Việt là phương thức cấu âm, vị trí cấu âm, ồn – vang, bật hơi – không bật hơi, tắt, xát, hữu thanh – vô thanh.

Tiếng Anh có 21 phụ âm, đó là /b, p, m, g, f, η, v, s, l, z, ʃ, j, d, k, n, dʒ, t, h, ð, θ, r, ʒ, tʃ, w/

Các tiêu chí để khu biệt các phụ âm trong tiếng Anh cũng tương tự trong tiếng Việt. Như thế mới nhìn qua thấy dường như giữa phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, chính cái “có vẻ giống nhau” đó làm cho người học gây ra lỗi trong quá trình phát âm tiếng Anh.

Xin lấy ví dụ, trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có phụ âm /p/, tuy nhiên đặc điểm của chúng rất khác nhau. /p/ trong tiếng Việt là một phụ âm tắc, vô thanh nhưng chỉ xuất hiện ở âm cuối và khi được phát âm trong một âm tiết là một phụ âm khép và vì thế sẽ ngắn hơn về trường độ nếu so với /p/ trong tiếng Anh. /p/ trong tiếng Anh xuất hiện ở cả 3 vị trí, đầu âm tiết, giữa âm tiết và cuối âm tiết. /P/ là một âm bật hơi. Vì thế người học tiếng Anh sẽ có xu hướng phát âm “put” thành “boot” hoặc “foot”. Khi phát âm “stop”, người học sẽ khép môi hoàn toàn chứ không bật hơi ra ở âm cuối. Cũng có hiện tượng tương tự với các âm /t/ và /d/

  1. Lỗi phát âm các phụ âm đầu tiếng Anh của sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ

Âm [j] là một bán âm ngạc cứng không tròn môi, có cùng vị trí phát âm với nguyên âm [i:] trong see, tức là khi phát âm ta di chuyển đầu lưỡi lên ngay sát phần cứng của vòm miệng và lướt nhanh qua nguyên âm đứng ngay sau nó.

 

Hình 2.3: Hình thang các nguyên âm cơ bản trong tiếng Anh

 

 

Bán âm [j] có thể được phân bố ở nhiều vị trí: đứng đầu từ, sau các âm xát bật hơi, sau các phụ âm xát không bật hơi hay phụ âm đôi, sau phụ âm yếu và ở cuối từ.

Sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ khi phát âm [j] với vai trò là âm đứng đầu các từ hay âm tiết trong tiếng Anh, đảm nhiệm chức năng như các phụ âm (vd: yes, young, European...) sẽ phát âm thành /z/

Theo giáo trình Cơ sở tiếng Việt [3, p.48], âm [j] chỉ xuất hiện trong các phương ngữ phía Trung và Nam dưới hình thức các chữ viết như: d gi trong khi ở miền Bắc được đọc là /z/ và phương ngữ phía Bắc không tồn tại âm [j] giống như trong tiếng Anh. Ngoài ra, phương ngữ phía Nam có khuynh hướng đọc /v/ thành [j] nên những người học tiếng Anh đến từ phía Nam có điều kiện thuận lợi trong việc phát âm chuẩn xác âm [j] trong tiếng Anh hơn những người học đến từ các địa phương phía Bắc.

Sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ khi phát âm [w] với vai trò là âm đứng đầu các từ hay âm tiết trong tiếng Anh, đảm nhiệm chức năng như các phụ âm (vd: wall, week, one...) sẽ bỏ âm [w]. Chúng tôi quan sát các phát thanh viên trên truyền hình VTV3 cũng thường mắc lỗi phát âm tương tự.

  1. Lỗi phát âm các phụ âm cuối tiếng Anh

Một số sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ khi phát âm [l] với vai trò là âm đứng đầu có xu hướng chuyển thành[n], tuy nhiên con số đó không lớn. 

Tuy nhiên, khi phát âm [l] với vai trò là âm đứng cuối phần lớn người học có xu hướng chuyển thành[n].

Ví dụ như khi phát âm từ “girl” / ɡɜːl / , sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ chuyển thành / ɡɜːn /  trong khi sinh viên miền Nam lại có xu hướng bỏ âm cuối phát âm là/ ɡɜː /.

Chúng tôi quan sát thấy lỗi này lặp đi lặp lại có hệ thống ở tất cả các từ tiếng Anh có âm cuối [l] và ở đa phần sinh viên Bắc, Bắc Trung Bộ. trong nhiều trường hợp khi âm [l] xuất hiện ở giữa một từ, lỗi cũng được xác lập tương tự.

Ví dụ: từ result / rɪˈzʌlt / người học phát âm thành / ˈriːzən /

Ở đây chưa nói đến lỗi về mặt trọng âm mà chúng tôi muốn lưu ý về hiện tượng gây lỗi khi chuyển âm tối [l] thành [n] và bỏ luôn âm [t] ở cuối.

  1. Lỗi không phát âm được các cụm phụ âm đầu và cuối tiếng Anh

Trong tiếng Anh có những cụm phụ âm (cluster of consonants) mà tiếng Việt không có. Người Việt có khả năng (dù gặp khó khăn) khi phát âm nếu những cụm phụ âm này xuất hiện ở đầu một từ (ví dụ: spring, street) nhưng lại có xu hướng bỏ bớt 1 hoặc 2 phụ âm nếu cụm phụ âm đó xuất hiện cuối một từ (ví dụ: asked, books)

  1.  Lỗi không nối âm giữa các từ trong chuỗi ngữ lưu

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết vì thế ranh giới giữa các âm tiết hết sức rõ ràng. Tiếng Anh không như thế. Một hiện tượng mà chúng tôi qua sát thấy là hiện tượng nối âm khi phát âm một chuỗi các từ tiếng Anh.

Ví dụ: Ba cuốn sách trên bàn.

Three books on the table.

Người Việt học tiếng Anh không có thói quen nối âm giữa "books" và "on", thậm chí còn xem đó là hiện tượng đáng buồn cười trong khi đó là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình phát âm tiếng Anh.

  1. Lỗi thêm thanh sắc và thanh nặng vào các từ tiếng Anh có phụ âm cuối là các âm tắc

Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Người Việt học tiếng Anh như một ngoại ngữ có xu hướng đem thanh điệu vào trong phát âm từ tiếng Anh. Chúng tôi quan sát thấy 2 thanh thường được đem vào quá trình phát âm là thanh sắc và thanh nặng.

Ví dụ: book Để phát âm "book" người Việt có khả năng bỏ âm cuối /k/ và thêm vào âm tiết thanh sắc, vì thế lúc này người Việt đọc là 'búc" - hay khi phát âm "wanted", người học sẽ thêm thanh sắc hoặc nặng.

  1. Một số giải pháp sửa lỗi

Việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp sửa lỗi là một quá trình khá phức tạp. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ xin gợi ý một số cách sửa lỗi cho sinh viên thuộc khối không chuyên như sau:

  • Giúp sinh viên nắm vững về đặc điểm cấu âm, phương thức cấu âm của các phụ âm đầu và phụ âm cuối tiếng Anh và rèn luyện phát âm các âm này một cách hiệu quả.
  • Giúp sinh viên ý thức được sự khác nhau giữa hai hệ thống phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt.
  • Giúp sinh viên nhận ra những lỗi đặc trưng gây ra do phương ngữ của các vùng Bắc, Bắc Trung Bộ.
  • Kết hợp dạy ngữ âm lồng ghép với các môn thực hành tiếng khác
  • Ứng dụng một số phần mềm học tiếng hỗ trợ việc dạy - học ngữ âm tiếng Anh
  • Ứng dụng nghe bài hát tiếng Anh vào học phát âm.

Tuy nhiên việc học và phát âm đúng tiếng Anh không chỉ từ phía người dạy mà đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và quá trình thực hành đều đặn từ phía sinh viên. Vì thế nói tiếng Anh đúng để có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh với người nước ngoài là một hành trình khá gian nan cho cả người dạy lẫn người học.

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Chiến. "Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á" - ĐH SP Ngoại ngữ - 1992.
  2. Lê Quang Thiêm "Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ" - NXB ĐH & GD CN - Hà Nội 1989.
  3. Robert La Do. "Linguistic across cultures" - Ann Arbor. The University of Michigan Press 1957.
  4. Peter New Mark. "Approaches to Translation" - Pergamon Press.
  5. Peter Avery & Susan Ehrlich. "Teaching American English Pronunciation"- Oxford University Press 1992.

 

 

Từ khóa:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: [email protected]

Website:

Fanpage:

 


Copyright © 2018 - bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức . All rights Reserved.