Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đề ra chủ trương và chương trình hành động đổi mới giáo dục và đào tạo: “Người học là trung tâm- người thày là nòng cốt- công nghệ là then chốt- chất lượng là thước đo sự nghiệp trồng người”.
Thứ nhất là: Lấy người học làm trung tâm- coi trọng phát triển năng lực của người học.
Đổi mới phương thức bet365 mobile bet có trọng tâm, trọng điểm và duy trì chất lượng nguồn tuyển, tập trung bet365 mobile bet các ngành có nhu cầu học tập và người học sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ việc làm cao như Du lịch, Quản lý văn hóa; ổn định về quy mô người học và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, duy trì quy mô đào tạo hàng năm khoảng 4.000 người học hệ chính quy và không chính quy, đồng thời phát triển loại hình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn với số lượng học viên đăng ký tham gia học tập năm sau cao hơn năm trước; thực hiện “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Xây dựng cơ quan văn hóa”, “Nâng cao chất lượng giáo dục”, “Quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường”,…trong đó quan điểm “người học là trung tâm”, “lấy dân làm gốc” là cốt lõi; để tăng cường vai trò phản biện xã hội, theo kế hoạch công tác định kỳ, Nhà trường tổ chức họp giao ban với đại diện sinh viên; khảo sát ý kiến người học về hoạt động bet365 mobile bet , đào tạo và tình hình việc làm của người học sau tốt nghiệp nhằm tiếp nhận thông tin và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện nhiều chương trình liên kết quốc tế trong giáo dục và đào tạo mà người học được thụ hưởng lợi ích: đào tạo sinh viên Lào trình độ đại học; đào tạo tiếng Việt nâng cao cho sinh viên Trung Quốc; Tiếp nhận sinh viên Đức đến trường thực tập; mời giảng viên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Australia giảng dạy chuyên đề. Ngoài ra, còn có nhiều đoàn sinh viên từ các quốc gia Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Thái Lan đến Trường giao lưu văn hóa nghệ thuật và học thuật; Nhà trường cử sinh viên tham gia hội trại sinh viên các nước châu Á do Trường Đại học Silpakorn,Thái Lan tổ chức hàng năm; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các hoạt động giao lưu với các đơn vị trong và ngoài Nhà trường, như: “Hướng dẫn viên du lịch giỏi”; “Sách và tôi”, “Hành trang khởi nghiệp”, “Hành trình Di sản”, “Tôi người dẫn chương trình”, “Liên hoan tiếng hát dưới mái trường”, “Chúng tôi là sinh viên Thư viện”, “Chủ nhật xanh”, “Xuân tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”…; xây dựng và hoàn thiện ký túc xá sinh viên theo định hướng “Ký túc xá văn hóa, đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
PGS.TS. Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu trong ngày khai mạc đánh giá nội bộ lần thứ 01 theo chuẩn ISO 9001:2015. Ảnh: Hoàng Hải - BBT Website
Thứ hai là: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Nhà trường đã tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung và kiện toàn bộ máy lãnh đạo và quản lý: quy hoạch Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng, trưởng, phó các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tổ chức xây dựng và thực hiện đề án vị trí việc làm trong toàn Trường. Hàng năm, tổ chức rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo theo từng vị trí việc làm, đảm bảo vị trí việc làm phù hợp với sở trường, chuyên môn được đào tạo; giảm tỷ lệ đội ngũ nhân viên làm hành chính, tăng tỷ lệ giảng viên trong tổng số công chức, viên chức và người lao động. Tạo điều kiện để viên chức hành chính có đủ các điều kiện, tố chất tham gia công tác giảng dạy hoặc trở thành giảng viên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ nhà giáo được Nhà trường thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo phấn đấu đạt được học hàm, học vị, chức danh nghề nghiệp phù hợp với chuẩn quốc gia. Với mục tiêu hướng đến, Nhà trường cử đội ngũ nhà giáo học tập ở nước ngoài: Đại học Văn hóa nghệ thuật quốc gia Moskva (Liên bang Nga), Đại học tổng hợp Zielona Gora (Ba Lan) theo chương trình học bổng Eramus plus, Đại học Hannam theo học bổng của chính phủ Hàn Quốc, Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), tại Đài Loan theo học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đài Loan. Đội ngũ nhà giáo được tổ chức đào tạo tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Ngoài ra, Nhà trường còn cử giảng viên giảng dạy chuyên đề tại Trường Đại học Zielona (Ba Lan), cử giảng viên tham gia hội trại các nước châu Á (tại Thái Lan).
Nhà trường thường xuyên dành ngân sách và huy động vốn xã hội để hỗ trợ nhà giáo tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, giáo trình, hội thảo và tọa đàm khoa học. Kết quả tính đến năm 2018, Nhà trường đã hoàn thành 13 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài cấp tỉnh, 21 đề tài cấp Trường, 21 giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo; tổ chức thành công 3 hội thảo quốc tế, 2 hội thảo quốc gia, 4 hội thảo cấp Bộ, 20 hội thảo và tọa đàm khoa học cấp Trường.
Thứ ba là: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.
Từ năm 2014, Nhà trường đã tiến hành xây dựng, đổi mới nội dung 3 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 15 chương trình đào tạo trình độ đại học, 5 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo hệ thống tín chỉ. Từ năm 2017, Nhà trường mạnh dạn và quyết tâm xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học tất cả các ngành, chuyên ngành theo định hướng ứng dụng. Theo đó, giảm tỷ trọng khối lượng kiến thức lý thuyết- hàn lâm, tăng tỷ trọng khối lượng kiến thức và kỹ năng ứng dụng- thực hành tiễn trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn. Nhà trường ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để phối hợp, tận dụng nguồn lực lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm giúp quá trình đào tạo gắn với thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Các nhà tuyển dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo: xây dựng chương trình đào tạo; phản biện chương trình đào tạo; giảng dạy; đánh giá kết quả làm việc của sinh viên và cựu sinh viên của Nhà trường.
Đề cao yếu tố chất lượng đào tạo ứng dụng và thực hành thực nghiệp, Nhà trường và nhà tuyển dụng phối hợp xây dựng môi trường tham quan thực tế, kiến tập và thực tập tích cực, với kỳ vọng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học. Mô hình “Nhà trường đào tạo - xã hội đánh giá” được định hình và phát triển, với nhiều học phần được tổ chức đánh giá kết quả thi bên ngoài Nhà trường như: Tổ chức sự kiện; Phương pháp điền dã Dân tộc học; Văn hóa ẩm thực; các học phần về quản trị, tổ chức điều hành, hướng dẫn tour thực tế ở miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên, xuyên Việt...
Thứ tư là: Đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ quản lý giáo dục.
Nhà trường xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Hiện nay, Nhà trường có tổng diện tích đất sử dụng là 37.261m2; Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 43.557m2; 02 ký túc xá sinh viên với sức chứa 2.500 chỗ ở khang trang, hiện đại với nhiều tiện ích sinh hoạt. Ngoài các phòng học lý thuyết, các phòng học thực hành ứng dụng- thực hành được trang bị hệ thống máy lạnh cùng với trang thiết bị chuyên dụng có thể kể đến như: Hội trường biễu diễn nghệ thuật; Khu nhà học thực hành Văn hóa Nghệ thuật, Phòng thực hành Bảo tàng; Phòng thực hành Thư viện; Phòng thực hành máy tính và ngoại ngữ; Phòng Hội thảo; Phòng bảo vệ luận án, luận văn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp các trình độ sau đại học và đại học..., góp phần tạo nên môi trường giảng dạy và học tập thoải mái và thân thiện.
Sau quá trình nghiên cứu cẩn trọng, Nhà trường đã quyết định đầu tư ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin quản trị toàn diện trường đại học, đồng thời tiến hành triển khai thực hiện ISO 9001:2015 và chuẩn bị kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định./.
Nguyễn Thanh Tùng