bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

 Lăng Ông Bà Chiểu là ngôi đền cổ xưa nhất của mảnh đất Sài Gòn từ trước đến nay. Mảnh đất này đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử từ thời vua Minh Mạng. Nơi đây còn được biết đến là công trình văn hóa tâm linh lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng trấn thành Gia Định xưa là Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) và Chính thất Tả quân phu nhân Đỗ Thị Phẫn và các quan được thờ tự tại đây. Tên chính xác của lăng thờ này là Thượng Công miếu, nhưng sau này người dân quen gọi là Lăng Ông – Bà Chiểu là vì lăng nằm ngay cạnh chợ Bà Chiểu, dần dần người dân ghép hai địa danh này lại với nhau, việc tìm kiếm lăng miếu này cũng dễ dàng vì nằm bên cạnh bên một trong những khu chợ lớn nhất Sài thành. Năm 1988, nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.

Các thành viên của CLB chụp ảnh lưu niệm trước khi vào lăng.

Em rất ấn tượng với những kiến trúc nơi đây, Lăng Ông Bà Chiểu được bao quanh bởi tường dài, chia làm 4 cổng, trên cổng là bảng với dòng chữ Hán, nhìn bên ngoài kiến trúc này gợi lên cảm giác cổ xưa. Bước vào trong là một khu vườn khá rộng, khu lăng chính gồm 3 phần: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ.Nhà bia là nơi được xây dựng để đặt bia đá khắc ghi công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt, công trình này để ghi nhớ những công lao to lớn của Tả quân Lê Văn Duyệt với nhân dân và triều đình nhà Nguyễn. Tiếp đến là lăng mộ, nơi đây có tuổi đời lâu nhất, mộ có hình dáng giống như con rùa, xung quanh mộ là những bức tường dày. Miếu thờ chính là nơi để người dân thực hiện các hoạt động thờ cung Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ, miếu thờ tại lăng Ông Bà Chiểu được chia làm 3 phần: tiền điện, trung điện và chánh điện, có một khoảng không gian nhỏ để dựng lại khung cảnh đời thường của Tả quân và vợ, điều làm bản thân em ấn tượng nhất là lăng Ông sử dụng gốm sứ, đập ra và chạm khắc thành những kiến trúc vô cùng bắt mắt và độc đáo. Giữa các điện sẽ có một giếng trời ngăn cách. Đến với lăng Ông Bà Chiểu có thể xin xăm để cầu sức khỏe. Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu không những mang giá trị tâm linh đối với người dân nơi đây mà còn là nơi tham quan, mang giá trị du lịch rất cao đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Các thành viên của CLB nghe HDV thuyết trình.

Qua chuyến đi, bản thân em cũng đã tiếp thu và học hỏi thêm được những giá trị lịch sử của dân tộc, nâng cao nhận thức và tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bạn Lê Thị Duyên Anh – Lớp 24DHDDL2 – Ban Sự kiện

“Trước tiên thì em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phương Anh - chủ nhiệm CLB Du Lịch VHS, cảm ơn các anh chị trong Ban chủ nhiệm, cũng như toàn thể thành viên CLB đã lên kế hoạch, chuẩn bị chu đáo cho một chuyến đi thực tế rất bổ ích vừa qua. Tiếp đến là em muốn gửi lời cảm ơn đến Anh Tạ Đức Thuỵ - HDV trong chuyến đi. Nhờ có sự chia sẻ nhiệt tình, sự tâm huyết và ngọn lửa nghề trong anh đã giúp em có cái nhìn cụ thể hơn, được tiếp xúc gần hơn với công việc của mình trong tương lai.

Các thành viên của CLB check in trước bảng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá.

Chuyến đi tuy chỉ kéo dài trong nửa ngày, nhưng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà chúng em tích luỹ được chắc chắn hơn mong đợi. Không chỉ là những kiến thức về văn hoá - lịch sử của điểm đến mà chúng em có thể tìm kiếm tài liệu được ở bất cứ đâu mà thay vào đó là những câu chuyện, bài học kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như giao tiếp, ứng xử với du khách. Hơn hết, một điều nữa mà em cảm thấy ý nghĩa của chuyến đi vừa rồi là “sự kết nối”. Nhờ có chuyến đi thực tế mà các thành viên của CLB và các bạn, anh chị sinh viên của khoa Du Lịch mình có cơ hội gặp gỡ, chia sẽ kiến thức, giao lưu và kết nối với nhau nhiều hơn, đặt biệt là sự có mặt tích cực của các bạn sinh viên năm nhất.”

Bạn Trần Văn Lộc – Lớp 23DHDDL1 - Ban Truyền thông

_____________

Mọi chi tiết xin liên hệ

1. Fanpage: Câu Lạc Bộ Du Lịch VHS

2. Email: [email protected]

______________

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases