Đêm chung kết là sự tranh tài của 6 đội chơi đến từ các khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Khoa Du lịch, Khoa Di sản văn hóa, Khoa Truyền thông, Khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật của trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Các đội thi
Ban giám khảo gồm: TS. Nguyễn Thị Nguyệt- Trưởng Ban, ThS. Hoàng Duẩn- Phó trưởng ban, ThS. Nguyễn Thị Thạch Ngọc- Thành viên, ThS. Nguyễn Thanh Hải- Thành viên và ThS. Vũ Thị Bích Duyên- Thành Viên.
Ban giám khảo chương trình
Ban giám khảo chấm thi
Mỗi đội chơi gồm có ba sinh viên với tên gọi rất ấn tượng đặc trưng về miền Trung cụ thể như: đội “Đại ngư” (Khoa Truyền Thông); đội “Sông Bến Hải” (Khoa Du lịch); đội “Biển xanh” (Khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn– Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh); đội “Di sản Văn hóa” (Khoa Di sản Văn hóa); đội “Tiếng đàn Ta Lư” (Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số) và đội “Miền duyên hải” (Khoa Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật).
Các đội thi
Sáu đội thi tranh tài qua ba vòng thi: Vòng 1 “Về miền Trung” các đội đồng loạt trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Vòng 2 “Khám phá miền Trung” (mỗi đội trả lời 5 câu hỏi mở). Vòng 3 “Miền Trung những câu chuyện” sôi nổi nhất, 6 đội trình diễn một tiết mục nghệ thuật ca, múa, hoạt cảnh… về một tộc danh đã được bốc thăm trước.
Tiết mục múa Chăm "Về miền tháp cổ" mở đầu chương trình
Tiết mục biểu diễn trang phục các dân tộc mở đầu chương trình
Khán giả rất hào hứng với các tiết mục dự thi vòng ba của các đội thi. Đội “Di sản Văn hóa” với tiết mục Hoạt cảnh tái hiện lễ cưới của người Chăm Bà La Môn; đội “Biển xanh” với tiết mục múa “Nhịp sống Tà Ôi”; đội “Sông Bến Hải” trình diễn tiết mục múa “Một thoáng Bru Vân Kiều”; đội “Miền duyên hải” sôi động trong tiết mục hát, múa “Liên khúc bài ca Axan – mừng lúa mới” của dân tộc Cơ Tu; đội “Đại Ngư” hoạt cảnh kết hợp múa, hát “Chapi – Hồn người Raglai” và đội “Tiếng đàn Ta Lư” với tiết mục múa “Hạt giống của nữ thần Mó Huýt” của dân tộc Co.
Tiết mục hoạt cảnh tái hiện "Đám cưới người Chăm Bà La môn" của đội Di sản văn hóa
Tiết mục "Nhịp sống Tà Ôi" của đội Biển Xanh
Tiết mục "Một thoáng Bru Vân Kiều" của đội Sông Bến Hải
Tiết mục "Liên khúc hát bài ca Axan- mừng lúa mới dân tộc Cơ Tu" của đội Miền duyên hải.
Tiết mục "Chapi- Hồn người Raglai" của đội Đại Ngư
Tiết mục "Hạt giống của nữ thần Mó Huýt dân tộc Co" của đội Tiếng đàn Ta Lư
Xen kẽ các vòng thi còn có các tiết mục văn nghệ, đặc biệt phần hoạt náo trò chơi đem đến những phần quà hấp dẫn dành cho khán giả. Cũng trong chương trình Ban tổ chức và Khoa văn hóa dân tộc thiểu số còn trao tặng 9 suất học bổng cho sinh viên khoa dân tộc thiểu số vượt khó học giỏi.
Lãnh đạo khoa Văn hóa dân tộc thiểu số trao tặng học bổng cho các sinh viên vượt khó học giỏi
Mạnh thường quân trao tặng học bổng cho sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số
Kết quả sau ba vòng thi, giải nhất thuộc về đội Di sản văn hóa (Khoa Di sản văn hóa); giải nhì là đội Biển Xanh (trường Khoa học xã hội và nhân văn); giải ba thuộc về đội Sông Bến Hải (Khoa Du lịch); ba giải Khuyến khích thuộc về các đội Tiếng Đàn Ta Lư (Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số), Miền Duyên Hải (Khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật) và đội Đại Ngư (Khoa Truyền thông).
Đội Di sản văn hóa đạt giải Nhất
Các đội thi chụp ảnh lưu niệm
Chương trình Sắc màu văn hóa lần thứ 10 "Miền Trung chuyện chưa kể" đã chính thức khép lại, nhưng đã để lại nhiều niềm vui, cảm xúc và thành công cho các bạn sinh viên, đặc biệt lớp Đại học văn hóa dân tộc thiểu số 10 (ban tổ chức) trong thực hành kết thúc học phần Tổ chức sự kiện văn hóa, duy trì sự kiện thường niên mang dấu ấn của Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số năm 2020.
Ban tổ chức chương trình- Lớp Đại học dân tộc thiểu số 10
Ban tổ chức chương trình- Lớp Đại học dân tộc thiểu số 10
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm với các giảng viên tham gia chương trình
Bài, ảnh: Nguyễn Thị Nguyệt