bởi quản trị viên | Ngày đăng: 13-04-2018
Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
1. Một con người đạt tới sự trưởng thành xã hội phải là một con người có nhân cách.
Nhân cách là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong sự tự biểu hiện và tự khẳng định chặt lượng phát triển người của nó với tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung. Mỗi cái riêng đó là một con người cá thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi một cái Tôi nhân cách đều mang dấu ấn của nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền thống lịch sử, văn hoá cũng như trình độ và tính chất phát triển của xã hội đương thời. Cái chung của nhân cách xã hội chi phối nhân cách cá nhân thông qua hệ giá trị và chuẩn mực của nó, biểu hiện thành thế giới quan và nhân sinh quan, thành tư tưởng và đạo đức, tình cảm và niềm tin, thành hành vi trong hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Do đó, mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như một hình ảnh thu nhỏ của nhân cách xã hội. Đời sống hiện thực, hàng ngày của nó diễn ra trong môi trường xã hội, giữa những người khác, trong công việc, trong giao tiếp và ứng xử. Môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội của nó là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của nhân cách xác định hình thức biểu hiện của nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp sống. Lẽ sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ lựa chọn và định hướng giá trị cuộc sống của bản thân, chứa đựng trong đó cả mục đích, động cơ, nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng tới. Nó đo lường trình độ trưởng thành xã hội của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm… ý thức và tự ý thức về mình – cải tạo thành bản ngã, hay ý thức về cái tôi cá thể và chủ thể, trước hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một triết lý về con người và cuộc sống.
Hồ Chí Minh khái quát triết lý ấy trên hai phương diện của cùng một vấn đề: Sống ở đời và Làm người. Làm người và sống ở đời thì phải chính tâm và thân dân. Với những con người trẻ tuổi mới bước vào đời, lập thân và lập nghiệp, lẽ sống là cả một vấn đề hệ trọng của cuộc đời. Xã hội, trước hết là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và những thế hệ đi trước phải giúp đỡ thế hệ trẻ tự mình tìm thấy câu trả lời đúng và tôi, tôi và đẹp về lẽ sống. Đây thực sự là một định hướng mang ý nghĩa sâu xa về văn hoá, về văn hoá nhân cách.
Xác định đúng đắn về lẽ sống đối với một con người là điểm tựa tinh thần đầu tiên để con người phát triển thành một nhân cách với nghĩa là biết sống lương thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
2. Một năm khởi đầu từ mùa xuân.
Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng còn trẻ, còn rất trẻ của cuộc đời. Khoảng thời gian đó là cơ hội thuận lợi nhất đối với nhà giáo dục để giáo dục lẽ sống đối với các công dân tương lai khi mà những va đập của cuộc đời chưa làm cho họ tập nhiễm phải những cái xấu, cái ác, khi mà sự trong sáng của tâm hồn và tình cảm của họ làm cho họ dễ tiếp thụ những giá trị đạo đức, dễ nảy nở nhưng khát vọng trở nên tôn đẹp thông qua những phương thức giáo dục biểu cảm, truyền cảm bởi văn hoá nghệ thuật và những tấm gương sống động về người thực, việc thực ở đời. Có lẽ sống đúng, có lý tưởng sống cao thượng, con người được đặt vào một xu hướng phát triển tích cực về nhân cách, tức là một khả năng nảy nở và hoàn thiện nhân tính, cái mà nhà giáo dục lỗi lạc xô viết trước đây, Xukhômlinxki gọi là “Khả năng dễ giáo dục”.
Cũng vì vậy, sự sai lệch chuẩn mực xã hội về lẽ sống, tức là những lệch lạc về quan niệm sống ở những người trẻ tuổi là một trở ngại căn bản để hình thành nhân cách của họ, đặt họ trước nguy cơ hư hỏng, có khi hỏng cả một cuộc đời. Trong trường hợp này, giáo dục vấp phải không ít những nhọc nhằn, nan giải, mà nếu nhà giáo dục không đủ tài năng, bản lĩnh, cao hơn nữa là không đủ sức mạnh của lòng nhân ái, của tấm lòng và trái tim nhân hậu thì thất bại trong giáo dục nhân cách đối với tuổi trẻ là khó tránh khỏi.
Nếu lẽ sống là tiếng nói lý trí của nhân cách con người thì lối sống là bước chuyển hoá cực kỳ quan trọng từ ý thức lựa chọn mẫu nhân cách của cá nhân, của nhóm và tập thể đến thực hành nhân cách trong đời sống hàng ngày, trong cuộc đời của họ. Trong một lối sống đã hình thành, đã định hình, những cái ổn định và có xu hướng trở nên bền vững thuộc về ý thức, tâm lý, thói quen và nhu cầu, lý trí và tình cảm, nhận thức hành động... như những thuộc tính và phẩm chất cá nhân được bộc lộ ra. Tính hiện thực của nhân cách được thể hiện trong lối sống. Nó như một tập hợp các giá trị, được khảo nghiệm và chứng thực trong hoạt động và hành vi của con người, trong các mối quan hệ con người với nhau, trong những ảnh hưởng qua lại giữa nhân cách này với nhân cách khác. Xây dựng lối sống và đời sống văn hoá tinh thần là tạo ra môi trường văn hoá theo các chuẩn mực giá trị về đạo đức, khoa học, thẩm mỹ để hình thành văn hoá nhân cách của cá nhân cũng như tập thể. Lối sống vừa phản ánh nhân cách vừa đánh giá nhân cách của cá nhân mỗi người.
Văn hoá nhân cách của cá nhân biểu hiện trình độ phát triển nhân cách của cá nhân đó ở mức độ điển hình, trong đó những thuộc tính giá trị của nhân cách đã trở nên ổn định, bền vững. Ý thức về cái đúng (chân), cái tốt (thiện), cái đẹp (mỹ) đã gắn liền với năng lực thực hành lối sống theo những giá trị đó. Nó trở thành xu hướng chủ đạo dẫn dắt cá nhân tới những hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, tới những hành vi giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh một cách có văn hoá, đặc biệt là văn hoá đạo đức. Đó là những nét đẹp thuộc về tư tưởng, tâm hồn, tính cách như sự trung thực, lòng chân thành, tính vị tha, bao dung, sự ân cần chu đáo với con người, thái độ tôn trọng nhân cách con người và coi trọng đạo lý làm người.
Tóm lại, văn hoá nhân cách biểu hiện trình độ phát triển nhân cách thông qua lối sống có văn hoá, là cái đã trở thành lối sống văn hoá, thành chất lượng văn hoá lối sống của cá nhân. Đây là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục văn hoá nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Người đạt đến văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người không chỉ đạt đến trình độ phát triển của năng lực, của đạo đức và các giá trị, các chuẩn mực xã hội khác của nhân cách, mà còn đạt tới sự phát triển về nhu cầu - những nhu cầu bên
trong thuộc về đời sống văn hoá tinh thần của mình, tự khẳng định mình về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo các chuẩn mực giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
Người có văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người có sự phát triển bền vững của văn hoá đạo đức. Văn hoá đạo đức là nền tảng và giá trị cốt lõi nhất tạo nên đặc trưng điển hình và bao trùm cho một nhân cách đã chín muồi.
3. Trong khi nhấn mạnh cả hai mặt đức và tài của nhân cách, Hồ Chí Minh vẫn coi đức là gốc, là quyết định, là hàng đầu chính là vì vậy.
Theo quan niệm đó, người được coi là có nhân cách, trước hết là người có đạo đức, được đánh giá về đạo đức bởi những người khác, bởi dư luận xã hội. Sự đánh giá này tập trung vào lối sống của con người, trong quan hệ với công việc, với những người xung quanh, với cả bản thân mình từ thái độ đến hành vi, ứng xử. Tính ích kỷ, sự vụ lợi mà rộng hơn là cá nhân chủ nghĩa xa lạ với những gì thuộc về nhân cách con người cả trên bình diện đạo đức lẫn bình diện văn hoá. Sống đúng, sống tốt và sống đẹp giữa mọi người, không phải vì mình mà vì người khác, coi lối sống, cách sống đó như một nhu cầu, một sự thoả mãn đạo đức và văn hoá làm người - đó là thước đo giá trị nhân cách trong lối sống. Người mang lối sống ấy sẽ biểu hiện nhân cách của mình bằng cách làm việc hết mình, tận tuy thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, nhất quán giữa lời nói là việc làm - những cái mà ta thường nói, sống có tâm, có tình, có nghĩa. Với cái tâm đó, người ta mới biết đem cái tài ra để giúp ích cho đời, cho người. Vị tha là nét cao quý, đáng nể trọng của đạo làm người. Không nhân ái thì không thể vị tha được. Cũng như vậy, không có lòng vị tha thì không thể khiêm nhường, thành thật, bao dung, độ lượng với người và nghiêm khắc với mình được. Phải có những phẩm chất ấy, con người ta mới có thể đem vào trong nếp sống hàng ngày của mình những biểu hiện của sự quan tâm, ân cần, chu đáo với người khác, tính cẩn thận, nề nếp, tận tâm, tận lực trong mọi công việc lớn, nhỏ vì người khác. Đó là sự hy sinh, sự quên mình, chỉ với một tình cảm thiết tha được sống vì người khác, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự lớn rộng thêm những niềm vui và hạnh phúc cho người khác, làm vợi đi những khó khăn, vất vả làm dịu đi những nỗi buồn, những đau khổ của người khác, cũng như làm được ngày một nhiều hơn những điều, những việc hữu ích cho cuộc đời.
Là sự cụ thể hoá lối sống, củng cố sự bền vững những giá trị và chuẩn mực của văn hoá lối sống, nếp sống thường ngày của mỗi cá nhân như những chỉ báo xác thực để đo lường mức độ trưởng thành cũng như xu hướng phát triển nhân cách của cá nhân đó. Với những biểu hiện của nếp sống, con người tự bộc lộ mình là người như thế nào, là một nhân cách như thế nào. Qua nếp sống của một con người cụ thể, có thể đánh giá được người ấy đã tự giáo dục mình đến đâu, đã chuyển hoá học vấn thành văn hoá nhân cách của mình đến mức nào.
Từ những điều trình bày trên đây, cần nhấn mạnh rằng, nhân cách và văn hoá, nhân cách liên quan trên toàn bộ chất lượng phát triển con người ảnh hưởng và có sức chi phối sâu xa đến cuộc sống của con người với sự toàn vẹn của chỉnh thể cá nhân, cá thể của nó cũng như sự tác động qua lại giữa nó với những cá nhân, cá thể khác với cộng đồng xã hội mà nó là một phần tử hợp thành, không thể tách rời.
4. Con người mang một bản chất xã hội nhất định; bản chất ấy có cơ sở vật chất - sinh học của nó, bởi con người trước hết là một thực thể sinh vật. Nhân cách của nó không tách rời mà trái lại gắn liền với những cội rễ của di truyền sinh vật mà nó thừa hưởng từ những thế hệ trước để lại. Song, trong sự hình thành bản chất xã hội của từng cá thể, cá nhân thì tính ưu trội và vai trò quyết định lại thuộc về cơ sở xã hội - lịch sử và văn hoá, thuộc về thực thể xã hội. Con người mang bản chất xã hội và hình thành nhân cách của mình tư sự tổng hoà các quan hệ xã hội, từ hoàn cảnh xã hội mà trong đó nó tồn tại, nó thực hiện hoạt động sống của mình. Mác đã vạch ra những luận đề nổi tiếng về những đặc trưng xã hội và qui luật xã hội tác động tới sự hình thành bản chất người, nhân cách người. Đó là:
Điều đó chứng tỏ rằng, con người sáng tạo ra văn hoá và văn hoá sáng tạo ra con người ở phương diện làm cho con người hoàn thiện, con người mang nhân cách văn hoá mà trong hình thái lý tưởng của nó là sự hài hoà Chân - Thiện - Mỹ. Đây là một tổng hoà các giá trị Nhân bản (thuộc phạm trù khoa học), Nhân đạo (thuộc phạm trù đạo đức) và Nhân văn (thuộc phạm trù văn hoá). Văn hoá thống nhất trong bản thân nó khoa học và đạo đức.. Nhân văn bao hàm trong nó những giá trị nhân bản và nhân đạo. Đạt đến trình độ phát triển nhân văn là đạt đến văn hoá, đạt đến nhưng thành quả sáng tạo của con người và loài người nhằm thoát mỹ hoá hiện thực.
5. Nhân cách là toàn bộ các giá trị mà con người đạt được trong sự trưởng thành xã hội của nó. Những giá trị đó gắn liền với những chức năng và vị thế của con người trong các quan hệ xã hội mà nó biểu hiện ra bằng hoạt động, với tất cả sự phong phú và toàn vẹn của đời sống cá nhân trong môi trường xã hội, trong sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Đạo đức cũng như năng lực là những thành phần chủ yếu của cấu trúc nhân cách, nhưng chỉ riêng đạo đức hay năng lực không đủ để xác định một nhân cách. Nói đạo đức là yếu tố quan trọng hàng đầu là gốc, là cái quyết định của nhân cách không có nghĩa là đồng nhất đạo đức với nhân cách, coi nhân cách chỉ là đạo đức. Cần phải khắc phục một quan niệm đơn giản khi lược quy nhân cách vào mặt duy nhất là đạo đức, cũng như đồng nhất học vấn với văn hoá như vẫn thường thấy khi đánh giá sự phát triển của cá nhân về mặt học vấn, học thức. Mặt khác, nếu tách rời đạo đức với năng lực, tuyệt đối hoá đạo đức mà xem nhẹ năng lực, hoặc cho rằng dường như những hạn chế, yếu kém, thiết hụt về năng lực có thể được bù trừ, châm chước bằng phẩm chất đạo đức, thì đó sẽ là một quan niệm không đúng về nhân cách. Ngược lại, đề cao năng lực đến mức coi năng lực là tất cả, chỉ cần rèn luyện năng lực để làm việc, còn đạo đức không có vai trò quyết định... thì quan niệm đó càng sai lệch nhiều hơn. Đó là những biểu hiện khác nhau của cách hiểu phiến diện, siêu hình về nhân cách.
Trên thực tế, đạo đức chi phối và quyết định năng lực, đồng thời đạo đức phải biểu hiện qua năng lực, ở tác dụng và hiệu quả của năng lực trong hoạt động.
Đạo đức và năng lực phải được hình dung cụ thể trong công việc và trong các quan hệ mà con người phải giải quyết và ứng xử hàng ngày, tức là trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Thông qua những công việc và quan hệ đó, con người tỏ rõ mình đã làm được những gì, đã sống như thế nào giữa những người khác, nhờ đó mà nhân cách cá nhân của nó được định bơm và cũng có thể tự đánh giá. Phải thông qua những đánh giá xã hội thì nhân cách cá nhân mới có tính hiện thực. Tính hiện thực đó biểu hiện ở ảnh hưởng và uy tín mà người này có được ở người khác, trong những người khác và ngược lại.
Mỗi cá nhân là một chủ thể mang nhân cách của mình, đồng thời là đối tượng; khách thể được đánh giá về nhân cách bởi một chả thể khác, bởi cộng đồng xã hội.
6. Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong các mối liên hệ xã hội, trong các quan hệ liên nhân cách. Điều đó được thể hiện trước tiên trong giao tiếp văn hoá.
Giao tiếp văn hoá để học cách sống, cách ứng xử văn hoá, tập luyện hành vi, thói quen tốt cho từng cá nhân theo những chuẩn mực và giá trị của văn hoá giao tiếp, văn hoá đối thoại, tranh luận, văn hoá ứng xử. Làm cho từng cá nhân nảy nở và phát triển nhu cầu văn hoá trên những phương diện đó chính là con đường giáo dục văn hoá nhân cách cho họ.
Cảm nhận một cách tinh tế yêu cầu lý, Nêru, nhà hoạt động văn hoá lỗi lạc Ấn Độ nhấn mạnh rằng, “Văn hoá chính là khả năng hiểu biết người khác và làm cho người khác hiểu mình”. Còn viện sĩ Lik- hachốp coi “Văn hoá là biết lắng nghe” và Xukhômlinxki, nhà giáo dục xô viết nổi tiếng, người đã dồn hết tâm huyết và tinh lực cả đời mình cho công việc giáo dục thế hệ trẻ, với tác phẩm vĩ đại “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” lại đặc biệt chú ý tới phẩm chất làm người thông qua giáo dục văn hoá nhân cách. Ông quan niệm “Văn hoá chính là khả năng biết nhìn thấy người bên cạnh”.
Biết lắng nghe, ấy là sự khiêm nhường, là sự tôn trọng con người. Biết nhìn thấy người khác, ấy là sự ân cần, chu đáo, sự thông cảm, chia xẻ với những số phận con người - một biểu hiện cao quí của nhân tính. Mác đã từng nói: chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi thống khổ của đồng tính. Mác đã từng nói: chỉ nói có súc vật mới quay lưng lại với nỗi thống khổ của đồng loại.
Tập luyện, gieo trồng, vun trồng nhân tính là gốc rễ bền bỉ nhất của văn hoá. Nhân tính đó, chính là chiều sâu của sự hiểu biết, sự đồng cảm của con người với con người. Đó cũng là nhu cầu văn hoá đạo đức của mỗi cá nhân trong lao động, hoạt động, trong gian tiếp, ứng xử với những người khác.
Những thuộc tính giá trị cộng đồng và cộng cảm ấy của văn hoá làm người, văn hoá nhân cách tỏ rõ rằng, nhân cách con người không bao giờ độc lập, biệt lập trong cái trạng thái cô đơn, ốc đảo khép kín ở một cá thế. Nó là sự giao hoà giữa nhân cách của nó với những nhân cách ngoài nó, của những con người, những cuộc đời và của cả cộng đồng xã hội nói chung. Nhân cách là một quan hệ liên nhân cách chính là vì thế.
Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục cũng như sự thống nhất giữa mục tiêu và phương pháp giáo dục trở nên hết sức cần thiết. Nó tạo ra những tác động tích cực cùng chiều tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Muốn vậy, phải khai thác tối đa sức mạnh của giáo đục truyền, thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng; kết hợp giáo dục khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo và phát triển trí tuệ với giáo dục đạo đức và trau dồi sự tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật, nâng cao khiếu thẩm mỹ để làm phong phú thế giới tinh thần của họ. Đó là những lực đẩy cần thiết giúp con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Nó còn cần thiết để thức tỉnh những người đã bị lệch lạc về nhân cách, thậm chí đánh mất nhân cách của mình mà trong hoàn cảnh và ở thời điểm nào đó, họ có thể hoàn lương và hướng thiện.
Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.
T.L.H