Đoàn học viên Lớp Cao học Quản lý văn hóa 8, khóa 2018-2020, bet365 mobile bet .HCM vừa kết thúc chương trình khảo sát thực tế về hoạt động văn hóa cơ sở tại nhiều địa phương của tỉnh Hà Giang từ ngày 2 - 8/11/2019. Trong nhiều địa điểm đi qua để thực hiện công tác điền dã, điểm dừng chân tại Hợp tác xã Lanh Lùng Tám, thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang đã để lại nhiều trải nghiệm thú vị, đặc biệt là các học viên đã được tìm hiểu hầu hết các công đoạn để làm ra những tấm lanh tinh xảo, độc đáo của những người thợ nơi đây.
Các học viên trao đổi với những người thợ.
Theo tìm hiểu của các học viên, nguyên liệu chủ yếu là cây lanh. Đây là một loại cây giống như cây dâu tằm. Công đoạn dệt thủ công gồm các công đoạn chính: Tước vỏ lanh và giã sợi - nối sợi - kéo sợi, quay sợi - tháo sợi - nấu sợi, làm trắng - chà bóng sợi - lên khung, dệt vải.
Bà Vàng Thị Mai thuyết minh về quy trình dệt lanh.
Theo đó, thời gian trồng cây lanh khoảng tháng Giêng, thời gian thu hoạch lanh là 70 ngày, khoảng trung tuần của tháng Ba âm lịch. Vì theo người dân, nếu thu hoạch sớm hoặc trễ thì võ cây lanh sẽ không có chất lượng tốt, nên tính từ gieo hạt đến thu hoạch là khoảng 70 ngày. Tới ngày thu hoạch, cây lanh được tước hết lá mang về nhà phơi khô. Trước khi tước vỏ, cây lanh được đem phơi sương 1-2 đêm, người ta dùng lá của một loại cây ngãi giống như cây nghệ vàng để ướp cho cây lanh, với mục đích làm cho vỏ cây lanh có độ dẻo, tăng chất lượng của sợi vải sau này.
Những người thợ đang dệt lanh trong xưởng.
Sau khi phơi sương, đến công đoạn tước lanh, công việc này đòi hỏi sự khéo léo để không làm đứt sợi lanh. Tước xong người thợ cho lanh vào cối giã. Nguyên tắc giã là cho đến khi các sợi lanh trở nên mềm mại, trơn tru, tơi ra không còn khô cứng nữa là đạt chất lượng. Sau khi tước xong sẽ tiến hành nối sợ. Đây là công đoạn khó khăn và tốn thời gian nhất, người làm lanh tách từng sợi nhỏ bằng tay rồi nối lại với nhau theo khoảng cách có độ dài tương ứng bằng nhau. Các sợi lanh được nối tỉ mỉ và quấn vào theo đúng yêu cầu gốc nối với gốc, ngọn nối với ngọn, xong thì quấn vào cuộn sợi. Sau khi hoàn thành, các cuộn sợi được cho vào nước ngâm để tăng độ ẩm cho sợi lanh.
Ngâm nước 1 đêm và phơi khô 1 ngày, người thợ bắt đầu tiến hành kéo sợi. Người kéo sợi cho sợi vào những thanh tre có lỗ nhỏ, kéo sợi dài ra và bắt đầu thực hiện việc xoắn sợi, điều này giúp tăng độ bền cho sợi lanh. Người thợ dùng bàn đạp bằng chân để tạo lực xoay vòng cho các cuộn tre quấn sợi lanh vào. Sau khi hoàn thành việc cuộn sợi, người thợ tháo những thanh tre cuộn sợi ra, và mang ra ngoài sân chỗ một khung lớn cũng bằng tre, hình vuông xoay quanh một trụ tròn gọi là khung tháo sợi, ở đây bắt đầu công đoạn tháo sợi. Các sợi lanh lần lượt được tháo ra và căng vào các đầu khung tháo sợi quay tròn chúng để nối các sợi lanh cho thật dài dễ dàng cho công đoạn tiếp theo là nấu và làm trắng sợi lanh. Lý do phải nấu sợi là vì lúc này sợi lanh vẫn còn rất cứng và thô, chưa mềm mại.
Tiếp theo là đến công đoạn chà bóng sợi. Người thợ đặt sợi lanh giữa phiến đá và thân gỗ, hai chân đứng trên hai đầu của phiến đá sao cho giữ được thăng bằng, tay đính vào thân đố khung cửa sổ, bắt đầu chuyển động từ trái sáng phải, từ phải sang trái liên tục và nhịp nhàng... Sau thời gian dài với nhiều thao tác chế biến sợi, những người thợ bước vào quy trình không kém phần khéo léo và quan trọng đó là dệt. Sau khi dệt xong, vải lanh vẫn còn cứng và thô, người thợ lại tiếp tục mang đi nấu sôi thêm 4 lần nữa với thân cây Trai và mang đi giặt để tăng độ mịn, bóng và trắng tinh của vải lanh. Khi đã vừa ý, người thợ bắt đầu mang đi nhuộm và trang trí cho phần vải. Các màu hiện nay tại hợp tác xã có thể thấy đỏ gấc, vàng, nâu, tím và xanh. Bí quyết nhuộm màu hoàn toàn từ cây thuốc thiên nhiên, được những người thợ giữ kín vì là bí quyết riêng của họ.
Theo bà Vàng Thị Mai, quản lý xưởng sản xuất, hợp tác xã thành lập năm 2010 với 9 hộ tham gia, đến tháng 11/2017, xưởng sản xuất chính thức ra đời, hiện nay, số hộ tham gia sản xuất lanh được 19 hộ với hơn 130 người thợ lành nghề được đào tạo. Các sản phẩm có thể thấy tại đây là túi xách, ví, váy, áo, khăn, grap trải giường, bao gối, tranh treo tường, vải nguyên liệu,… được trang trí hoa văn phong phú và đa dạng. Hiện nay, một số hoa văn được thêu trên các sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn về con người, về tình bạn, về hoa đá tai mèo trên cánh đồng đá...
Từ khảo sát thực tế về làng nghề dệt lanh nơi đây cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống ở Hà Giang là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm trong thời gian tới. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế bền vững, vừa phục vụ du lịch, phát triển kinh tế địa phương, vừa giới thiệu những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc đến du khách trong và ngoài nước.
Bài: Nguyễn Thái Hòa
Ảnh: Lớp CHQLVH K.8