bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

3 năm theo học ngành Thư viện Thông tin hệ chính quy, 3 năm học liên thông ngành Quản lý văn hóa hệ vừa làm vừa học, mãi hơn 10 năm học tập và làm việc, tôi mới vinh dự được cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học - chính thức được xướng danh với một câu trang trọng “Chúc mừng tân cử nhân” của Trường Đại học văn hóa TP.HCM.

Để có giây phút tự hào và thiêng liêng đó, tôi vô cùng biết ơn gia đình, thầy cô và tất cả những người bạn đã cùng tôi chia sẻ mọi khó khăn, thử thách và cùng nhau về đích.

Kể từ ngày tốt nghiệp ngành Thư viện Thông tin và được giữ lại công tác tại Trường Đại học Tiền Giang, tôi vừa làm việc và cống hiến sức trẻ cho các hoạt động đoàn thể thông qua nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau: Người dẫn chương trình, Ủy viên thường vụ - Trưởng ban tuyên giáo Đoàn trường, Uỷ viên thư ký hội sinh viên…

 Mỗi công việc cho tôi rất nhiều những trải nghiệm quý. Tôi được rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh của một người thường xuyên đứng trước đám đông. Tôi được cọ xát thực tế qua các phong trào Đoàn – Hội, tôi được đi và đến nhiều nơi khác nhau. Mỗi một nơi tôi đến đều có những văn hóa khác nhau, tôi cảm thấy vô cùng thú vị. Đó là tất cả những hành trang quý báu suốt nhiều năm tôi tích lũy để tạo một tiền đề quan trọng khi tôi chính thức trở thành học viên của Ngành Quản lý văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2015.

Tôi còn nhớ mãi cái ngày đầu tiên khi chúng tôi được gặp lãnh đạo Khoa (TS Trịnh Đăng Khoa) giới thiệu về ngành học và ôn tập chuẩn bị thi đầu vào, chúng tôi được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Văn hóa. Bật mí một chút, những bí quyết chia sẻ từ thầy sau này là bí kíp bỏ túi của tôi khi giải quyết những vấn đề khó “HIỂU – BIẾT & LIÊN HỆ THỰC TIỄN”. Ấn tượng ban đầu của tôi về ngành Quản lý văn hóa là như thế.

Kim Phượng (thứ hai từ phải sang) cùng giảng viên ThS Lê Vương Nguyệt (thứ tư từ phải sang) và các thành viên của Lớp trong một buổi thi kết thúc học phần

Trong quá trình học tập, chúng tôi đã được trang bị nhiều kiến thức chuyên ngành và đi trải nghiệm thực tế ở nhiều nơi như đi thăm các di tích văn hóa, bảo tàng, các cơ sở thờ tự trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Trà Vinh. Mỗi một môn học, chúng tôi luôn phải làm việc tích cực, chủ động trong mọi tình huống. Thầy Cô luôn tạo mọi điều kiện để chúng tôi phát huy tối đa năng lực của bản thân mình.

Chính vì vậy, mỗi cá nhân đều có cơ hội để thể hiện hết khả năng, vì chúng tôi không chỉ học mà còn được rèn luyện. Có nhiều môn học, chúng tôi phải căng não và làm việc bất chấp thời gian để kịp tiến trình môn học. Nhiều anh em nhà xa, mưa nắng cũng chẳng quản ngại, tích cực đến lớp đều đặn để được nghe những bài giảng, kinh nghiệm quý báu mà thầy cô chắt chiu gửi gắm cho chúng tôi – những cán bộ quản lý văn hóa tương lai.

Kim Phượng (bìa phải) làm MC trong sự kiện "Gọi tên ngày mới"

Ba năm ngắn ngủi, chúng tôi tổ chức được nhiều chương trình ấn tượng như: hội trại “Miền tây – vùng đất hứa”, sự kiện “Gọi tên ngày mới”, chương trình “Tìm kiếm tài năng”… Mỗi một chương trình đều là những tâm huyết thầy cô truyền dạy cho chúng tôi. Nhớ những dòng nước mắt lăn dài trên má khi cô giáo của lớp nghe anh bạn lớp tôi hát bài vọng cổ về thủ đô Hà Nội, nhớ cái đêm chúng tôi cắm trại hò hét bên nhau, nhớ những hình ảnh hóa trang của lớp, nhớ những món ăn chúng tôi cùng xúm xít làm và thưởng thức, nhớ chuyến đi về Trại Giam Phước Hòa tổ chức sự kiện đầy tính nhân văn … Bao nhiêu đó thôi cũng đủ để chúng tôi tin tưởng vào chương trình đào tạo của nhà trường, những môn học thiết thực hiệu quả với đội ngũ Thầy, Cô giáo nhiều kinh nghiệm trong nghề.

Trong chương trình học, có lẽ vất vả với chúng tôi nhất chính là môn Tổ chức sự kiện - 150 tiết nhưng đó lại là môn chúng tôi vô cùng tâm đắc... Kết quả chúng tôi tạo ra là vô cùng to lớn, là giá trị thật chúng tôi mang đến cho xã hội... Khóa học đã kết thúc nhưng dư âm của sự kiện "Gọi Tên Ngày Mới" sẽ còn đọng mãi trong ký ức của những người tham dự chương trình... Điều đó đã giúp chúng tôi dám khẳng định một điều rằng "Học viên ngành Quản lý văn hóa luôn học thật và làm thật"... Nhớ câu nói của Thầy (ThS đạo diễn Hoàng Duẩn) "nếu muốn qua môn hãy ở nhà tổ chức sinh nhật, còn khi học TCSK thì phải làm tới nơi tới chốn..." - một câu nói đơn giản nhưng thấm thía mỗi khi chúng tôi tổ chức bất kỳ sự kiện nào. Những gì chúng tôi học được không chỉ là lý thuyết suông mà đã được trải nghiệm thực tế...

Tập thể Lớp và Thầy cô giáo Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật trong ngày Tổ chức sự kiện "Gọi tên ngày mới"

3 năm đi học, vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn công tác: Sản phẩm của tôi là Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường "XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG". Trong những ngày cuối khóa học cũng là thời điểm Đề tài được nghiệm thu và công bố trên Tạp chí khoa học trường. Em thật sự biết ơn quý Thầy Cô Trường ĐHVH Tp.HCM đã truyền dạy kiến thức quý báu cho em suốt thời gian qua, em đã lĩnh hội và vận dụng vào công tác chuyên môn của mình. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn Thầy Hồ Phong đã gợi mở để em có nhiều ý tưởng đưa vào đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi tự hào là học viên của ngành Quản lý văn hóa. Chúng tôi tự hào là học trò của các Thầy, Cô: TS. Trịnh Đăng Khoa, ThS. Đạo diễn Hoàng Duẩn, ThS. Phạm Phương Thùy, ThS. Hoàng Thị Nhung, ThS Vũ Thị Phương, ThS Lê Thị Vương Nguyệt, ThS Nguyễn Hồ Phong… và nhiều thầy cô thỉnh giảng của nhà trường, rất tận tâm với học trò.

Từ lúc học tập cho đến ngày tốt nghiệp, từ những kiến thức quý báu thầy cô truyền dạy, tôi đã tạo được nhiều dấu ấn trong cuộc đời mình: (1) Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Xây dựng văn hóa đọc cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang giai đoạn 2016-2020”;

Kim Phượng (thứ sáu từ phải sang) tại Hàn Quốc

(2) Là một trong 19 đại biểu có mặt trong chương trình Giao lưu Thanh niên Việt Nam – Hàn Quốc; (3) Là 1 trong 90 thí sinh tham dự Vòng chung kết Liên hoan Báo cáo viên toàn quốc năm 2019; (4) Vinh dự là đại biểu tham dự Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II – năm 2019; (5) Triển khai và thực hiện hiệu quả dự án khởi nghiệp “Mô hình sản xuất hoa lan Mokara cắt cành ứng dụng công nghệ 4.0”.

Những hình ảnh về Triển khai và thực hiện hiệu quả dự án khởi nghiệp “Mô hình sản xuất hoa lan Mokara cắt cành ứng dụng công nghệ 4.0”.

Với những kết quả đạt được của riêng tôi - sẽ là một minh chứng sống động để các bạn hãy mạnh dạn đăng ký và theo đuổi ngành học Quản lý văn hóa. 

PGS.TS Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học văn hóa TP.HCM trao bằng tốt nghiệp cho Trần Kim Phượng

Một lời khuyên tôi gửi đến bạn: “Hãy cứ đến và trải nghiệm, nhiều điều tuyệt vời đang chờ đón các bạn!”.

Những thông tin cần thiết liên quan đến bet365 mobile bet 2020-2021

Bài cảm nhận: Trần Thị Kim Phượng

Cựu học viên Lớp Quản lý văn hóa khóa 2 – Tiền Giang (2015-2018)

Viên chức Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Tiền Giang

BBT – HCD

Kỹ thuật hình ảnh: BITI ANH ĐÀO – TRƯỜNG ĐÌNH – NHỰT BẰNG

Phụ huynh và thí sinh vui lòng xem những file đính kèm và thông tin trong mục bet365 mobile bet 2020 theo các địa chỉ dưới đây:

, Email: [email protected] ; Điện thoại: (028)35120565

, Điện thoại: 028.38992901,    Fax: 028.35106502,  

Email: [email protected]

Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2019

Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2018

Một số bài viết liên quan đến công tác bet365 mobile bet và thi năng khiếu

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases