Tôi đi làm phiên dịch
(Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy)
Tôi viết bài này để chia sẻ cảm nghiệm về một công việc mới mà tôi vừa trải qua, một công việc mà chúng tôi, những giảng viên tiếng Anh chưa hề được đào tạo bài bản.
Ngày nay nhu cầu hợp tác, trao đổi, giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực phiên dịch. Trường Đại học văn hóa TP.HCM trong nhiều năm qua cũng nằm trong xu thế chung của thời đại và có nhiều hoạt động nổi bật và hiệu quả. Một trong những hoạt động mà tôi đang muốn nhắc đến là chuyên đề giảng dạy Truyền thông và Phát triển của tiến sĩ John Stiles tại trường hiện nay.
Thực ra, trước khi đến trường ta, John Stiles là một chuyên gia tư vấn, một diễn giả quốc tế đã từng đi và trải nghiệm rất nhiều nơi trên thế giới, nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong quá trình làm việc John cứ nhắc đi nhắc lại với tôi rằng John là một người đến để chia sẻ, để giao tiếp, để kết nối hơn là một giảng viên thuần túy. Mãi cho đến bây giờ khi trải nghiệm làm công tác phiên dịch lần thứ hai tôi mới nhận ra, thấu hiểu và truyền đi được những thông điệp ấy trong công việc phiên dịch của mình.
Phải nói rằng được làm việc với một chuyên gia nước ngoài như John với tôi là một niềm vinh hạnh, một trải nghiệm tuyệt vời. Đến lượt tôi lại phải là chiếc cầu kết nối John với sinh viên của tôi. Đó là công việc không chỉ kết nối ngôn ngữ với ngôn ngữ cũng là kết nối văn hóa với văn hóa, mà là hành trình kết nối thông điệp với thông điệp, con người với con người, trái tim với trái tim. Nên làm việc với John vừa khó lại vừa dễ, vừa áp lực nhưng cũng vô cùng thoải mái, vừa là người truyền tin nhưng đồng thời cũng là người nhận tin. Và hơn hết thảy, bản thân con người John, sự có mặt của John tại đây đã chính là thông điệp là động lực để kết nối. Tôi hiểu điều đó và tôi đã đặt cả trái tim mình vào công việc này để có thể thấu hiểu những thông điệp, lòng nhiệt huyết đam mê, cái tâm, cái tầm đó của John và chuyển tải cho sinh viên. Một công việc không hề nhẹ nhàng và dễ chịu chút nào.
Trong công tác phiên dịch có nhiều lý thuyết nghiên cứu về nó. Tôi chỉ nhắc đến hai lý thuyết: một lý thuyết cho rằng chỉ cần dịch chính xác nghĩa của từ và câu của văn bản nguồn là được; lý thuyết thứ hai cho rằng người phiên dịch cần phải hiểu đúng nghĩa, tinh thần, thông điệp (kể cả tình cảm) của văn bản nguồn nhờ vào nghĩa của từ và cách sử dụng ngôn ngữ của cá nhân tạo ra văn bản đó. Tôi đã lựa chọn cách thứ hai bởi ngôn ngữ chính là tư tưởng, tình cảm, là tâm hồn mà người sử dụng muốn gửi gắm vào đó, nhất là khi nó đang được truyền đi một cách trực tiếp đến người nhận. Nếu không vậy, từ hay câu, và cả văn bản sẽ vô hồn, vô cảm. Để làm vậy, người phiên dịch phải giải lớp nghĩa trên bề mặt để đi sâu vào lớp nghĩa hàm ẩn bên trong, đi từ tầng văn hóa hữu hình để tìm hiểu tầng văn hóa vô hình. Công việc này đòi hỏi người phiên dịch không chỉ biết tiếng Anh mà còn phải có tri thức về một số lĩnh vực khác, nghĩa là cần hiểu biết đa ngành và liên ngành trong văn hóa.
Tuy vậy, khi làm một công việc khó khăn lại không phải là sở trường của mình tôi sẽ khó tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn. (Nếu có cũng nên được thông cảm). Bởi văn hóa, ngôn ngữ là những phạm trù trừu tượng, phong phú và đa nghĩa, luôn tác động bởi yếu tố chủ quan và một khi nó đã phát đi rồi không thể thu hồi lại được.
Dù sao đó cũng là một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ trong cuộc đời với những bài học, chia sẻ bổ ích, giá trị. Cảm ơn nhà trường, phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế đã lựa chọn và đặt nhiệm vụ cầu nối lên vai chúng tôi. Cảm ơn John Stiles đã đến Việt Nam, đến trường chúng ta để chia sẻ, để kết nối một tình hữu nghị sâu sắc và tốt đẹp.
Với tư cách là một giảng viên, tôi mong muốn nhà trường ngày càng có nhiều hoạt động như thế để tạo động lực, để mở rộng giao lưu, hợp tác, tạo ra một không khí học thuật mới lạ, tích cực và hiệu quả.
I have worked as an interpreter
(Nguyễn Thị Thu Thủy, MA.)
I am writing this article to share the deep experiences of a new job I have just fulfilled, the job that we - English teachers - have not well trained.
Nowadays, the demand for the international cooperation, exchange in many fields leads to the need for human resources for interpreters. Ho Chi Minh City University of Culture has also been in this age’s general trend for many years and has many outstanding and effective activities. One of the activities that I am trying to address is Dr. John Stiles' teaching subject Media and development in the university today.
Actually, before coming to our school, John Stiles has been a consultant, an international speaker who has traveled and experienced many places in the world, many different cultures. During our working process, John repeatedly reminded me that John is a person to share, to communicate, to connect rather than to be a pure teacher. I have experienced the second interpretation until now that I realized, understood, and conveyed the message by my interpretation.
Having to say that working with a foreign expert like John is my pleasure, my great experience. It was my turn to bridge John with my students. It is not only the connection of language and language meaning culture to culture but the journey that connects message to message, person to person, the heart to the heart. So, working with John is both difficult and easy, both pressured and comfortable and both a sender and a receiver. And above all, John himself and his presence in here is the message, the dynamic that motivates the connection. I understand and I place my total heart into this work so that I can absorb John's messages, passion, vision and heart to transmit to the students. A job is not light and pleasant at all.
In the interpretation work, there are many theories researching on. I mention only two theories: a first theory considers translating the meaning of words and sentences of source text (like word-by-word translation); the second theory mentions that the interpreter must understand the meaning, the spirit, the message (including the feelings or emotions) of the source text thanks to the meaning of the word and the use of the language of the individual who created the text. I chose the second way because language is the mindset, the emotions, the soul that the user wants to convey, especially when it is being directly transmitted to the receivers. If not, the word or the sentence, and the text will be insensitive, inanimate. So as to do so, the interpreter must explain the meaning of the surface in order to go deeper into the inner implicit meaning, from the visible culture to the invisible culture. This job requires an interpreter not only to know English, but also to have knowledge of a number of other fields, which means that it requires a multidisciplinary and interdisciplinary understanding of culture.
However, working as an interpreter is a difficult job and out of my strength, mistaking and misunderstanding is unavoidable but it should be forgiving. Because culture and language are so abstract, rich in meanings and multifaceted categories, always influenced by subjective factors and once it has gone irrecoverably.
Anyway, interpretation is also an interesting, memorable experience in my life with useful and invaluable lessons and sharing. Thank the university, the Office of Scientific Management and International Cooperation for selecting and placing the bridge task on our shoulders. Thank John Stiles for coming to Vietnam, to our university to share, to connect a deep and close friendship.
Being a lecturer, I would like to see more and more such activities in our university to motivate, expand exchanges and cooperation and to create a new, positive and effective academic atmosphere.
Một số hình ảnh trong giờ học chuyên đề Truyền thông và Phát triển với sinh viên lớp truyền thông 3, ngày 16- 18/04/2018