bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Tọa đàm lấy ý kiến về chương trình khung đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa và Văn hóa học

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 01-10-2018


     Ngày 28/9/2018, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về chương trình khung đào tạo chuyên ngành Quản lý Văn hóa và Văn hóa học trình độ thạc sĩ với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, giảng viên, nhà tuyển dụng, học viên cao học.

     Theo các ý kiến, ngành Quản lý Văn hóa và Văn hóa học là hai ngành đào tạo xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các địa phương, việc xây dựng các môn học cần đảm bảo yếu tố ứng dụng vào thực tế hơn là lý thuyết suông. Trong đó, chú trọng đầu ra đối với học viên là làm sao người học nắm bắt được lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tế. Chương trình đào tạo cần hướng người học vào khả năng tự học, phát triển tư duy, sáng tạo, do vậy cần xác định rõ nội dung các môn học lý thuyết bắt buộc và các môn học tự chọn mang tính cập nhật với tình hình phát triển của địa phương và đất nước.

     Toàn cảnh buổi toạn đàm. Ảnh: T. Trang.

     Đánh giá của các giảng viên cho hay, phần lớn các học viên cao học hiện nay có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tuy nhiên, kỹ năng viết và trình bày phương pháp nghiên cứu chưa đạt yêu cầu. PGS.TS Trần Văn Ánh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM trăn trở: “Tôi chấm nhiều luận văn cao học thấy rất buồn vì các em viết sai nhiều. Điều này không phải do các em yếu mà có thể do phương pháp dạy chưa đạt nên các học viên thường gặp lúng túng, loay hoay khi thực hiện luận văn”. Ở góc độ tuyển dụng, ThS Phạm Thị Ngọc Điệp, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam đồng tình rằng nhiều học viên cao học có kiến thức chuyên môn nhưng phương pháp nghiên cứu, tư duy lý luận còn hạn chế. Học viên Nguyễn Quang Khánh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Kiên Giang cho rằng nhà trường cần bổ sung thời lượng nhiều hơn cho các môn về lý thuyết nghiên cứu văn hóa để các học viên nắm vững phương pháp nghiên cứu khi về làm việc tại địa phương. Học viên này cũng đề xuất trong nội dung kiến thức ngành tự chọn, cần thiết đưa vào các môn như Quản lý khảo cổ, Quản lý di sản biển đảo…, vì đây là những nội dung quan trọng nhưng hiện nay tài liệu nghiên cứu cho lĩnh vực này còn hạn chế, cán bộ chuyên môn được đào tạo trong lĩnh vực này còn ít. TS Phan Quốc Anh, nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Bình Thuận nêu thực tế: “Hiện nay trong ngành văn hóa phổ biến tình trạng “không phải bác sĩ mà cũng cho khám bệnh”, nghĩa là một số cán bộ không có chuyên môn hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng về làm công tác văn hóa như bảo tàng, khảo cổ, quảng cáo…, mặc dù có được tập huấn, bồi dưỡng nhưng rất khó mà phát huy được hiệu quả vì bản thân các cán bộ này không được đào tạo bài bản, yếu về chuyên môn”.

     Các đại biểu cho rằng nội dung các môn học ở trình độ cao học hiện nay còn trùng lắp ở bậc đại học, do đó cần thiết rà soát lại, trên cơ sở cắt bỏ bớt hoặc nâng chuẩn trình độ cho phù hợp. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Trường ĐH Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xu hướng hiện nay các môn học bị cắt giảm nhiều, vì thế nếu xây dựng được môn học nào trang bị cho người học thì tốt môn đó. Tuy nhiên, nhà trường cần nâng cao hơn chuẩn đầu ra và chuẩn đầu ra này phải phản ánh được giá trị cốt lõi của trường, đồng thời gắn với nhu cầu xã hội.

     Theo PGS.TS Lâm Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, chương trình đào tạo bậc cao học đối với ngành Quản lý văn hóa và Văn hóa học đã được trường xây dựng trước đây, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập về môn học chưa được cập nhật, hoàn thiện, do đó, việc xây dựng chương trình khung đào tạo lần này, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn về đào tạo sau đại học theo quy định, thì chương trình được xây dựng căn cứ trên nhu cầu cấp thiết từ thực tế ở các địa phương. PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho hay sắp tới đây nhà trường thiết kế lại chương trình đào tạo hướng đến tăng thực hành, giảm lý thuyết suông, đẩy mạnh phương pháp nghiên cứu, lý luận tư duy, hướng đến mục tiêu người học nắm vững lý thuyết về văn hóa, có trình độ lý luận và thực tiễn, khả năng nghiên cứu…

     Với những nỗ lực từ phía nhà trường và các nhà chuyên môn, khung chương trình đào tạo mới đối với hai ngành Quản lý văn hóa và Văn hóa học gợi mở hướng đào tạo trong tương lai với xu hướng tách biệt giữa đào tạo thạc sĩ lý thuyết và thạc sĩ ứng dụng. Mong muốn của chương trình vẫn là đào tạo đầu ra có đủ năng lực, kỹ năng quản lý và ứng dụng thực tiễn với tư duy sáng tạo mang tính hội nhập.

T.Trang

Từ khóa:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: [email protected]

Website:

Fanpage:

 


Copyright © 2018 - bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức . All rights Reserved.