bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Nghệ thuật học đại cương - Học phần đưa sinh viên truyền thông hiểu hơn về nghệ thuật gắn trong ngành nghề

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 06-05-2020


Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin, thông điệp,... đến đúng người đúng thời điểm bằng những cách thức phù hợp để cho mọi người hiểu nhau hơn, thể hiện một cái nhìn khách quan về mọi mặt và xoá bỏ những định kiến của xã hội còn tồn tại trong cuộc sống. Nhưng cách truyền tải như thế nào mới giúp mọi người có thể quan tâm nghiêm túc về vấn đề này hơn? Đó chính là thông qua nghệ thuật bởi vì nó là phương tiện dễ diễn đạt, dễ truyền tải những cảm xúc, những thông điệp đến mọi người từ đó mọi người có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, chân thật nhất qua nhiều khía cạnh. Vì thế truyền thông phải có tính nghệ thuật thì mới thể hiện đúng bản chất của vấn đề và phản ánh vấn đề một cách chân thật nhất về mọi mặt, mọi khía cạnh một cách toàn diện.

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, phương tiện truyền thông đang dần trở nên quan trọng và gần gũi với đời sống con người. Với những sinh viên đang học tập để trở thành một trong những người truyền đạt thông tin đến với công chúng trong tương lai như chúng tôi thì luôn phải cập nhật được xu thế, tìm ra biện pháp để có thể truyền tải thông tin một cách hiệu quả. Và trong lần thi kết thúc học phần môn Nghệ thuật học đại cương chúng tôi đã được thực hành, truyền tải thông điệp thông qua: Hát, vẽ, kịch, múa.

Phải nói đến đầu tiên đó chính là Kịch - một cách để truyền đạt được nhiều ý nghĩa thiết thực và dễ hiểu nhất , thông qua diễn biến tâm lý của nhân vật và tình huống ,tình tiết xảy ra mà người xem có thể có cái nhìn thực tế , từ đó thấu hiểu và đồng cảm . Tiếp đến chính là Vẽ, màu sắc ,nét vẽ , bố cục ,.. Từ một bức tranh có thể làm người xem cảm nhận được cái hồn của nó mà thấu hiểu cũng như tự bản thân có thể đưa ra cái nhìn , ý kiến riêng. Còn múa, là bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng cuộc sống. Từng giai điệu đến những điệu nhảy cũng mang rất nhiều hàm ý khác nhau. người làm truyền thông muốn hướng đến người xem thông điệp mình muốn truyền tải là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm. Môn cuối cùng, đa số người làm truyền thông phải sử dụng đến đó chính là hát hay gọi là âm nhạc. Truyền thông bằng âm nhạc không phải là điều mới mẻ nhưng luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc truyền tải thông điệp đến mọi người. Âm nhạc dùng để tăng thêm khả năng tiếp cận đến người xem. Qua 4 phần nghệ thuật được học từ thầy cô, cơ bản đã giúp chúng em hiểu và nhìn nhận rõ nét hơn về nghệ thuật ảnh hưởng đến truyền thông và điểm mạnh của những bộ môn nghệ thuật trong truyền thông.

Trong rất nhiều môn học được học tại trường thì việc thi cử để kết thúc môn học là chuyện rất hiển nhiên và diễn ra như một “quy luật” bình thường, nhưng hình thức thi kết thúc học phần Nghệ thuật học đại cương vừa qua tạo cho chúng em sự hứng thú khi bắt đầu và đọng lại rất nhiều niềm vui thích, ấn tượng khi kết thúc cho tân sinh viên chúng tôi trong học kỳ đầu tiên này.

Là một học phần cơ sở ngành thay vì bài kiểm tra sẽ được viết lên những trang giấy thì giảng viên của chúng tôi lại làm cho phần kiểm tra đó trở nên thú vị và mới mẻ hơn bằng cách biểu diễn hát, múa, kịch, vẽ tranh... giúp nâng cao chất lượng và sự hiệu quả của các nội dung cần truyền đạt tới sinh viên hơn. Và Giảng viên, Tiến sĩ Trịnh Đăng Khoa một người có nhiều năm giảng dạy và am hiểu sâu sắc về truyền thông. Học phần Nghệ thuật học đại cương do thầy giảng dạy có để cập đến rất nhiều nghệ thuật như: múa, hát, vẽ, kịch,... Thông qua môn học thầy sẽ truyền tải cho sinh viên hiểu sâu và rõ hơn về sự tác động lẫn nhau của truyền thông và nghệ thuật. Bằng cách cho sinh viên xem một đoạn phim, một vở kịch... sau đó cho sinh viên tìm ra thông điệp của truyền thông của tác phẩm muốn gửi đến người xem thông qua phương tiện truyền thông. Không chỉ dừng lại ở đó đến cuối kì kết thúc môn học thầy sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi - Truyền thông văn hóa 8 được tự mình tổ chức, dàn dựng lên một gala cho chính mình. Ở trong mỗi tác phẩm chúng tôi có thể thỏa sức sáng tạo nhưng vẫn kèm theo đó là những thông điệp muốn gửi gắm đến người xem.

Thư mời và timeline được lớp truyền thông văn hóa 8 thiết kế

Lớp Truyền thông văn hóa 8.1 đã chọn chủ đề về LGBT với mong muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người nói chung cũng như cộng đồng LGBT nói riêng là dù họ là ai thì họ cũng nên được tôn trọng và được sống bình đẳng như mọi người, chúng ta phải luôn thông cảm và sẻ chia với họ.

Và Lớp Truyền thông văn hóa 8.2 lại mang một chủ đề khác đó chính là tình yêu và những thông điệp mà họ mang tới cho người xem thấy được tình yêu là một thứ gì đó rất cao quý như tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa..., ai cũng mong muốn yêu và được yêu và mỗi người phải biết trân trọng tình yêu của mình trong cuộc sống này.

 

Đầu tiên chính là tiết mục múa của hai lớp Truyền thông văn hóa (TTVH) 8.1-8.2, múa đang là một loại hình nghệ thuật cũng như trào lưu thu hút được sự quan tâm rất rộng rãi với giới trẻ thì việc lựa chọn ngôn ngữ hình thể để truyền tải thông điệp quả là một điều sáng suốt và thông minh bởi chính nhờ những điệu nhảy, múa dứt khoát đó cùng với thần thái, biểu cảm khuôn mặt và sự tự tin của người biểu diễn khi mà họ uyển chuyển theo nhạc cũng như cách mà họ chọn phối trang phục cũng khác biệt, TTVH 8.1 đã sử dụng các động tác như vẽ nên một câu chuyện về một người mang giới tính thứ ba bị dòng người xô đẩy, kì thị nhưng dù vậy họ vẫn vượt qua tất cả đứng lên để được sống là chính mình, với trang mục màu đen làm chủ đạo nên khi nhảy họ cũng mạnh mẽ và dứt khoát nhằm thể hiện niềm tin mãnh liệt đối với tình yêu và giới tính.

Hình ảnh tiết mục múa “ Love yourself” được thể hiện bởi nhóm WYATT.

Truyền thông văn hóa 8.2 với chủ để về tình yêu nên càng sâu sắc hơn với chiếc đầm trắng tinh khiết tạo sự mềm mại, trong trẻo của cô gái và mạnh mẽ của chàng trai đã tạo dấu ấn thông điệp về tình yêu đến cho mọi người và như nói cho chúng ta hiểu được ý nghĩa trong những động tác đó là sự khao khát trong tình yêu to lớn đến cỡ nào.

Hình ảnh tiết mục múa “Love” được thể hiện bởi lớp truyền thông 8.2

Tiếp đến là kịch, kịch cũng là một thể loại khá phổ biến cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. Đặc trưng của kịch vừa có hài cũng vừa có bi và xen lẫn là những giá trị nhân vân sâu sắc, những thứ ấy kết hợp với nhau nên cũng khá đặc biệt. Lớp TTVH 8.1 đã diễn về đề tài giới tính của tuổi vị thành niên, một độ tuổi đang được quan tâm của xã hội nên sẽ nhận được nhiều sự đồng cảm hơn và nút thắc ở đây chính là kể về câu chuyện của nhân vật Kim Nhã thuộc giới tính thứ ba bị gia đình, bạn bè biết được đã không chấp nhận và xa lánh nhưng khi trải qua nhiều khó khăn mọi người cũng dần thấu hiểu, đón nhận cô chứ không còn những suy nghĩ tiêu cực về một người có giới tính thứ ba nữa.

Hình ảnh tiết mục kịch “Listen to my heart”được thể hiện bởi nhóm Thịt sườn.

Với TTVH 8.2 lại là hình ảnh những đứa trẻ vô cùng đáng thương trong xã hội mà nhân vật anh Đỏ chính là người tạo cho chúng một tình yêu mái ấm gia đình và cũng chính anh đã bảo vệ người con gái mình yêu thoát khỏi sự truy sát của tên tệ bạc để rồi phải nhận cái kết cay đắng. Vở kịch ấy đã làm mọi người biết quý trọng tình yêu hơn rất nhiều và lớp đã mang được thông điệp đó đến cho mọi người. Điều đáng nói đây chính là cách hai lớp đã diễn, họ nhập tâm như chính nhân vật đó là họ, từng biểu cảm vui đến buồn đều là thật. Và dường như từ những biểu cảm chân thật đó đã chạm đến cảm xúc của người xem và tạo dấu ấn khó phai trong lòng mỗi người.

Hình ảnh tiết mục kịch “ Màu Đời” của lớp Truyền thông văn hóa 8.2

Nối tiếp của kịch chính truyền tải thông điệp thông qua ca hát, đây cũng là một cách truyền đạt thông điệp rất hay bởi vốn dĩ âm nhạc thì không thể nào thiếu trong cuộc sống của con người và nó mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc. Điểm chung cho cách truyền đạt này của cả hai lớp cũng khá đặc biệt. Chính là biết cách vận dụng sự kết hợp song song giữa những tiếng hát hòa quyện cùng với các nhạc cụ như tiếng đàn guitar hay tiếng trống cajon đã tạo nên những bản mashup mang âm hưởng hiện đại và tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết.

Bản mashup Tìm lại, Sống như những đoá hoa, Remember me của TTVH 8.1 đã truyền thông điệp đến cho người nghe rằng hãy đi tìm lại và sống là chính mình, không cần nghe người khác nói gì về mình và hãy tin vào chính bản thân mình. Những bài hát ấy đã cho ta hiểu hơn về giới tính thứ ba, cho ta hiểu hơn về con người họ và nên chấp nhận họ vì con người thì ai cũng như nhau, cũng cần phải sống như những gì mình muốn.

Hình ảnh tiết mục hát mashup “ Tôi là Tôi” được thể hiện bởi nhóm Be Yourself.

Còn với TTVH 8.2 lại khác, qua bản mashup Can’t take my eye off you, Yêu, Sau tất cả, Where do we go của lớp đã mang đến cho ta thấy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Thông qua âm nhạc, thông điệp về tình yêu cũng như LGBT đã được truyền tải đến người xem một cách dễ dàng nhất, nhưng cũng đầy cảm xúc.

Hình ảnh tiết mục hát mashup acoustic “ Yêu” được thể hiện bởi nhóm “Simple love”.

Và cuối cùng đó chính là hội họa, thay bằng việc diễn tả bằng lời nói thì hai lớp đã trình bày những thông điệp mình muốn gửi gắm đến bằng cách vẽ ra.

Với chủ đề về LGBT, TTVH 8.1 đã khắc họa sâu sắc hình ảnh về tình yêu của một cặp đôi đồng tính, bằng những nét vẽ và màu sắc, cách sắp xếp bố cục hợp lí và cách sử dụng tranh màu nước độc đáo đã cho ta thấy được hôn lễ của hai người đồng giới đối với đất nước công nghệ hiện đại 4.0 sẽ làm cho chúng ta không còn những quan điểm sai lệch về giới tính nữa, mọi người đều sẽ được sống như ý họ muốn và không còn những ý nghĩ kì thị đối với những người có giới tính thứ ba nữa vì dù sao, dù ở giới tính nào họ cũng cần được khao khát tình yêu mãnh liệt.

Hình ảnh thuyết trình hội họa của bạn Huy Hoàng nhóm “Mật ong”

Với tình yêu mà đặc biệt nhất là tình mẹ, TTVH 8.2 sử dụng những nét vẽ chu đáo và cách sắp xếp hình ảnh cũng như phối màu đa dạng đã thể hiện rất rõ nét sự hy sinh của mẹ dành cho con cái thật lớn lao, đó cũng là một loại tình yêu không bao giờ tắt.

Hình ảnh thuyết trình hội họa của nhóm “Hướng Dương” .

Ngoài ra, cái cách mà hai nhóm thuyết trình cũng thật truyền cảm, nó làm cho hai bức tranh ấy trở nên có hồn và như sống thật ở đấy. Đồng thời, cũng vì tranh ảnh là một thứ dễ thấy, dễ nhìn, dễ truyền đạt và có thể đặt nó ở bất cứ đâu có thể thấy nên việc truyền tải bằng tranh ảnh là một điều rất đặc biệt.

Qua đây, với các thể loại như kịch, hát, hội họa cũng như nhảy, múa mà cả hai lớp đã chọn để truyền tải thông điệp về tình yêu của con người cũng như về chủ đề LGBT quả thật là một lựa chọn vô cùng sáng suốt bởi vốn dĩ bản thân của những thể loại ấy đã mang được tính truyền thông mạnh mẽ vì hiện nay, hầu hết thứ mà con người ta tiếp xúc trên tivi, báo đài, facebook, các trang mạng xã hội khác,.. đều là những thể loại nói trên. Hơn hết, khi sử dụng những cách truyền đạt ấy đem đến cho khán giả một hiệu ứng vô cùng đặc biệt chính là tạo cho người xem, người nghe cảm giác hứng thú, làm cho họ nhớ những thứ họ nghe một cách lâu dài hơn. Song, những đề tài ấy lại khá gần gũi với cuộc sống của con người nên dù đứng ở khía cạnh nào nó cũng sẽ làm cho họ để tâm đến vấn đề đó rõ hơn, dễ hiểu hơn vì nó liên quan tới kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày của họ. Điều này càng chứng tỏ một điều rằng các nhóm đã chọn thông tin một cách hiệu quả làm thỏa mãn được nhu cầu của khán giả khi đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm. Đó cũng chính là nét đặc biệt và là chìa khóa để kết nối khán giả về mặt cảm xúc cũng như trí tuệ.

Trong thời đại 4.0 hiện nay thì hình thức thi xưa cũ đã không còn được áp dụng quá nhiều ở các trường đại học. Mà thay vào đó, những hình thức mới sinh động hơn, linh hoạt hơn đã được các giảng viên lựa chọn phù hợp với mỗi lớp, mỗi học phần để giúp sinh viên có thể được trải nghiệm thực tế những gì mình được học. Việc này góp phần thúc đẩy sự sáng tạo vô hạn của sinh viên, tinh thần làm việc nhóm để cùng nhau tạo nên các tiết mục đặc sắc. Tinh thần làm việc nhóm ấy không chỉ được thể hiện qua từng tiết mục riêng lẻ mà đó còn là sự đoàn kết hợp tác của một tập thể để tổ chức thành công một buổi diễn chỉnh chu. Đó còn là cơ hội để sinh viên hiểu được các hình thức nghệ thuật và biết cách vận dụng chúng trở thành một tiếng nói đại diện mạnh mẽ, truyền tải thông điệp đến đại chúng một cách tự nhiên và dễ cảm nhận. Hiệu quả của cách gửi gắm từng thông điệp này hơn hẳn việc chỉ đọc một văn bản trên mặt giấy. Bên cạnh đó đây là một cơ hội quý giá để mọi người bộc lộ tài năng của bản thân và học hỏi những ý tưởng hay từ những bài trình diễn khác.

Thông qua học phần “Nghệ thuật học đại cương”, chúng ta được nâng cao năng lực làm việc cá nhân cũng như hợp tác cùng mọi người. Những “năng lực” này bao gồm khả năng đối thoại đa văn hóa, đánh giá các sự kiện phức tạp cũng như khả năng lập luận và phát triển các quan điểm mang tính nghệ thuật, hoàn mỹ, đạo đức… trong tư duy của sinh viên. Học nghệ thuật cho ta cái nhìn rõ hơn và đúng hơn về cái đẹp, giúp ta phát triển kiến thức nền tảng và sự hiểu biết sâu sắc đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Thay vì coi sinh viên như “những chiếc bình rỗng”, học phần này đã tạo cơ hội cho sinh viên được trực tiếp khám phá các bộ môn nghệ thuật đặc sắc của nước nhà nói riêng và thế giới nói chung. Nếu như nói đến thi cử, điều đầu tiên ta sẽ nghĩ đến đó là hàng nghìn con chữ đang kéo dài trên trang giấy trắng, điều này làm cho ta chán nản và mệt mỏi vô cùng. Nhưng, khi đến với môn nghệ thuật học, sinh viên sẽ được thỏa sức đam mê, sở thích, điểm mạnh tiềm tàng trong bản thân để đưa ra những tác phẩm biểu diễn hoàn thiện, đặc sắc nhất thông qua ngôn ngữ hình thể, giọng ca, tiếng hát, cảm xúc và cách thể hiện - trưng bày sản phẩm... Nghệ thuật học đã vẽ cho ta những cách nhìn đúng đắn về cái đẹp mang tính “chân - thiện - mĩ”, đưa những tác phẩm bất hữu bị lãng quên trong quá khứ nay lại được “sống dậy”, đưa cả sự xa lạ - ngại ngùng đi xa, mà thay vào đó là những cái bắt tay, cùng nhau nỗ lực, cố gắng hoàn thành tác phẩm sao cho hoàn thiện nhất.

Nói chúng tôi kể thì còn dài lắm, có những cảm nhận mà phải trực tiếp tham gia mới thấy rõ những gì chúng tôi đã được trải nghiệm.Vậy, hãy để các bạn học như sinh viên truyền thông văn hóa đi rồi biết nhé. Thú vị lắm đấy ^^

Kết thúc học phần "Đắng và Ngọt" - Thầy Cô và sinh viên TTVH 8

 

Hình ảnh: Giảng viên Trịnh Đăng Khoa và sinh viên TTVH 8

Sinh viên Truyền thông Văn hóa 8

BBT Website - K.P

 

Từ khóa:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ:    

CS1: 51 Quốc Hương, P.Thảo Điền, TP. Thủ Đức.

CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, TP. Thủ Đức. 

Điện thoại: (028)38992901

Email: [email protected]

Website:

Fanpage:

 


Copyright © 2018 - bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức . All rights Reserved.