bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

      Từ ngày 10/10 – ngày 12/10 năm 2018, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo và Tập huấn Khoa học Công nghệ năm 2018. Hội thảo có sự tham dự của TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL; TS. Từ Mạnh Lương Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; TS Lê Yên Dung, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ và hơn 150 đại lãnh đạo các cục, vụ, viện, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng, các nhà khoa học, chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp.

      Hội thảo tập trung vào nhận định đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ trong năm qua, những thành công, thảo luận những hạn chế, yếu kém của hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

       Toàn cảnh buổi Hội thảo

     TS. Từ Mạnh Lương báo cáo tham luận "Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và TS. Lê Yên Dung trình bày "Một số quy định về quy trình quản lý nhiệm vụ cấp quốc gia" của, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận các nội dung sau:

     Thứ nhất: Nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2021 phải tiếp tục tập trung hướng nghiên cứu góp phần thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục thể thao đến năm 2020 và Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

      Thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng chế độ chính sách, hoạt động sự nghiệp của ngành và công tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch.

     Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực của ngành nhất là lĩnh vực Du lịch, Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, hoạt động bảo tồn di sản, tu bổ di tích và thể thao thành tích cao.

     Thứ tư: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các lĩnh vực thuộc Bộ, ưu tiên lĩnh vực Du lịch và Thể dục thể thao.

    Thứ năm: Nâng cao chất lượng các đề xuất nhiệm vụ khoa học và tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động quản lý, phát triển sự nghiệp của ngành. Coi đây là tiêu chuẩn cơ bản để xem xét, quyết định việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

    Hội thảo vinh dự đón tiếp TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL 

     Chiều cùng ngày, Hội thảo chia thành 03 nhóm để thảo luận theo các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và du lịch. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì nhóm văn hóa; PGS.TS. Lê Đức Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng chủ trì nhóm Thể dục thể thao; TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Nội dung tập trung vào những chủ đề:

1.     Tại sao chất lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đạt được chất lượng như mong muốn

2.     Làm thế nào để nâng cao chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ

3.     Để các sản phẩm nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu, quản lý,… chúng ta phải làm như thế nào?

     Kết thúc các phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung tại Hội trường nghe báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 

     Các nhà khoa học, chuyên gia phát biểu góp ý tranh luận tại Hội thảo.

     Kết luận, tổng kết Hội thảo, TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao tinh thần làm việc khoa học, chuyên nghiệp của các đại biểu và những kết quả thảo luận có chất lượng của Hội thảo.Thông qua Hội thảo, chúng ta đã có được những đánh giá xác đáng về thành tựu và tồn tại trong hoạt công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Bộ:

1. Thành tựu

- Về cơ bản các đề tài, dự án khoa học đều tập trung hướng nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã được ghi trong  các Nghị quyết của Đảng, các luật, nghị định, thông tư của Nhà nước và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành; những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hệ thống các giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực.

          - Kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và là tài liệu hữu ích phục vụ đào tạo đại học và sau đại học cho các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài Bộ.

- Chất lượng độị ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên được nâng cao, tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ tham gia vào nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc đào tạo đội ngũ kế cận trong nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

- Công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học và công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị  ngày càng bài bản góp phân nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Bộ.

- Công tác xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia đang nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều các đơn vị trực thuộc Bộ.

2. Những hạn chế, yếu kém

- Thứ nhất: Chất lượng các sản phẩm NCKH còn yếu có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học. Đồng thời, vấn đề tổng quan điểm luận các công trình nghiên cứu đi trước của các học giả trong và ngoài nước còn hạn chế; trình độ ngoại ngữ của chủ nhiệm và các thành viên đề tài còn yếu. Chính vì vậy, các công trình hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ đạt yêu cầu. Những công trình mang tính đột phá, tầm quốc gia và khu vực còn hạn chế.

- Thứ hai: Tính ứng dụng trong thực tiễn của nhiều đề tài còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu đa phần mới chỉ dừng lại ở việc là tài liệu tham khảo, in sách, giáo trình giảng dạy... hoặc có chăng mới chỉ ứng dụng trong phạm vi nhỏ hẹp của đơn vị chủ trì. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng những chính sách, chiến lược phát triển mang tính vĩ mô còn rất khiêm tốn. Chưa có đề tài nào chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sử dụng có giá trị về kinh tế. Các công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn có thể lập dự án sản xuất thử nghiệm với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhưng chưa có đơn vị nào mạnh dạn thực hiện.

- Việc phổ biến kết quả nghiên cứu của các công trình còn rất hạn chế. Thực tế trong những năm qua, việc tiếp cận, khai thác kết quả những công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu của Bộ là rất khó khăn, việc tổng hợp, lưu trữ trong điều kiện hiện nay không thể tránh được hư hại, thất thoát theo thời gian, trang thiết bị để phục vụ công tác phổ biển qua mạng Internet, trên tạp chí hầu như không có, các công trình nghiên cứu khi hoàn thành có rất ít chủ nhiệm và đơn vị chủ trì nộp bản mềm theo quy định để thuận lợi trong lưu trữ.

- Nguồn vốn nghiên cứu khoa học hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của Bộ. Các đơn vị chủ trì nghiên cứu khoa học chưa chủ động sử dụng các nguồn vốn khác như: nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp sau khi trừ chi phí được để lại theo chế độ được phép trích 10% cho công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị theo quy định của Nhà nước hay các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức và cá nhân khác.

3. Những vấn đề đặt ra từ chủ đề hội thảo

- Để nâng cao chất lượng NCKH, việc nâng cao tính chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc tạo thói quen NCKH cần có một quá trình. Quá trình này, việc khởi đầu, nội lực các cơ quan, các trường còn yếu thì nên xúc tiến việc hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thành lập các nhóm NCKH với từng chuyên môn, từng lĩnh vực, mời những chuyên gia có chuyên môn làm trưởng nhóm. Trên cơ sở đó nhóm NCKH tổ chức tập huấn chuyên môn và kỹ năng thực hiện NCKH các cấp. Chính việc tham gia nhóm NCKH sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp của người nghiên cứu. Đồng thời, việc tổng quan điểm luận, việc định hướng nghiên cứu sát với chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tiễn sẽ ngày càng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Để có thể ứng dụng những sản phẩm NCKH vào thực tiễn, ngoài việc tạo điều kiện hỗ trợ về mặt tài chính, có lẽ việc quan trọng nhất là quá trình đấu thầu, chọn nhóm nghiên cứu. Hội đồng xét chọn đề tài nên đề cao tiêu chí ứng dụng của các đề xuất nghiên cứu. Đề tài nào có đề xuất về đào tạo, về xuất bản, tạp chí trong và ngoài nước sẽ được ưu tiên lựa chọn. Chính việc ứng dụng đó là thể hiện chất lượng khoa học của đề tài.

4. Định hướng NCKH trong năm 2019 và những năm tiếp theo

TS. Từ Mạnh Lương, thay mặt Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời triển khai nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tới các đơn vị trực thuộc Bộ theo định hướng:

1. Tiếp tục nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các luật, nghị định...của Nhà nước và các  chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển ngành văn hóa thể thao và du lịch, gia đình.

2. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại các đơn vị, đặc biệt là các tổ chức khoa học và công nghệ. Cần coi đây là hoạt động có ý nghĩa then chốt nhằm phát triển về số lượng và chú trọng chất lượng các nghiên cứu. Đối với những tổ chức khoa học và công nghệ cần lấy tiêu chí thực hiện việc nghiên cứu khoa học các cấp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giảng viên, cán bộ nghiên cứu.

3. Khuyến khích gắn nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn cần giải quyết một hoặc nhiều vấn đề cụ thể, tại địa chỉ nhất định. Các công trình nghiên cứu phải có sự kết hợp nghiên của nhiều nhà khoa học, trong đó chủ nhiệm đề tài có vai trò quyết định và chịu trách nhiệm chính về công trình.

4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xu hướng Cách mạng công nghệ lần thứ 4 tập trung vào cáclĩnh vực của ngành; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các lĩnh vực thuộc Bộ, ưu tiên lĩnh vực dịch vụ và hệ thống trang thiết bị thể thao thuộc nhóm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

5. Phát triển công tác nghiên cứu khoa học hài hòa, đồng bộ giữa các lĩnh vực trong Bộ. Khuyến khích các nghiên cứu mang tính liên ngành trong Bộ. Với một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì việc có những nghiên cứu liên ngành là rất cần thiết, đặc biệt là những lĩnh vực có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch, giữa du lịch và thể thao...

6. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu với đào tạo đại học và đào tạo sau đại học nhằm thông qua công tác nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.

7. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ nghiên cứu và từng bước đào tạo cán bộ nghiên cứu có khả năng thay thế những nhà khoa học đầu ngành của Bộ và đất nước ngày càng cao tuổi. Kết hợp nghiên cứu khoa học giữa các  nhà khoa học đầu đàn với các thế hệ nghiên cứu khoa học trẻ là cần thiết trong những năm tới.

8. Tiếp tục hướng dẫn các Viện nghiên cứu, nghiên cứu khoa học hoạt động theo cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính phù hợp yêu cầu mới.

Tin và ảnh: Lâm Nhân – Đình Lâm

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases