bởi quản trị viên | Ngày đăng: 13-04-2020
Sinh viên Khoa Truyền thông tại cổng trường ĐH Văn hóa TP.HCM (Cơ sở 2)
Suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường THPT, câu hỏi về nghành nghề mình yêu thích để theo đuổi trong tương lai luôn khiến tôi băn khoăn, đau đầu. Nhưng giữa vô vàn sự lựa chọn tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi ngành “Truyền thông”. Vì sao ư? Thế giới luôn vận hành và biến đổi từng giây,đòi hỏi chúng ta phải cập nhật tin tức một cách nhanh chóng nhất để bắt kịp với những sự thay đổi trong xã hội và đó chính là lý do nghành Truyền thông ra đời. Nếu như ngày xưa Truyền thông chỉ là một công cụ để giao tiếp , truyền tải thông tin thì ngày nay nó như một thế giới thu nhỏ của thế giới thực, khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi hơn rất nhiều. Tôi ví von Truyền thông là chìa khóa của thế kỉ 21!
Nhưng chọn ngành là một chuyện và trường nào để học phù hợp với ngành ấy lại là chuyện khó hơn thảy. Tôi may mắn được một người chị giới thiệu và bén duyên với trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, không sao quên được cảm giác hồi hợp xen lẫn mừng rỡ khi nghe tin mình đậu đại học và cảm giác luyến tiếc nôn nao khi phải xa nhà đến với một nơi hoàn toàn mới lạ. Mình sẽ phải tự làm mọi thứ, phải thật mạnh mẽ gan lì để đối diện với khó khăn phía trước. Và rồi tất cả sự chuẩn bị ấy chỉ là suy nghĩ của một đứa bé non nớt đặt chân đến nơi lạ khi gặp các anh chị tình nguyện viên thì hoàn toàn thay đổi. Những người xa lạ nhưng họ giúp đỡ và yêu thương tôi rất nhiều, tận tình chỉ bảo những thứ tôi chưa biết, và rồi tôi yêu nơi này yêu luôn những con người nơi đây tuy rằng khoảng thời gian học tập ở nơi đây tuy chưa đủ lâu nhận xét nhưng thực sự tất cả cả làm tôi cảm thấy tôi đến với trường là một nhân duyên và thực sự là sự may mắn của tôi khi đã theo học được nghành nghề mình yêu thích, chọn đúng trường để phát triển khả năng của bản thân
Tôi đã chọn bet365 mobile bet và đang theo học năm thứ nhất; tại Khoa Truyền thông - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian học tập ở trường chưa đáng là bao nhưng tôi đã biết thêm nhiều hơn những thông tin về Trường. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cơ sở, cơ sở 1 tại khu Thảo Điền, trung tâm quận 2; cơ sở 2 tại đường Đỗ Xuân Hợp thuộc Quận 9, trường học có đủ điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ tốt đáp ứng yêu cầu cho sinh viên học tập và nghiên cứu.
Khác biệt với nhiều trường Đại học khác trên địa bàn thành phố, trường Đại học Văn hóa TP.HCM có khu Ký túc xá nằm trong khuôn viên của Giảng đường đủ cho tất cả các sinh viên có nhu cầu nội trú rất thuận lợi cho việc đi lại học tâp của sinh viên (nhất là các sinh viên ở các tỉnh xa). Khu nhà Ký túc xá sinh viên cao 14 tầng , mỗi phòng có thể ở 4, 6 hoặc 8 sinh viên theo nhu cầu của các bạn, điện nước đầy đủ, wifi, khu nhà vệ sinh sạch sẽ, phòng ở thoáng mát. Trường có Ban quản lý Ký túc xá và đội ngủ bảo vệ túc trực 24/24, sinh viên ở nội trú có thẻ ra vào và thẻ từ khi lên cầu thang máy đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho sinh viên. Tuy vậy; nhưng giá thuê phòng thì rất rẻ (chỉ khoảng từ 220.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tháng/ sinh viên tùy theo loại phòng, chưa bao gồm điện nước) và được thu theo học kỳ rất thuận tiện cho sinh viên có gia cảnh khó khăn.
Ký túc xá Trường ĐH Văn hóa TP.HCM
Trong khuôn viên trường có bố trí các khu vực phục cho hoạt động giải trí, thể thao như bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá,….để sinh viên có nơi để giải trí sau những giờ học, hay hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, rèn luyện bản thân.
Về học phí thì các bạn rất yên tâm vì mỗi kỳ mỗi sinh sinh đóng khoảng từ 5 triệu cho đến 7 triệu tùy theo ngành học. Thầy cô giáo ở đây lại nhiệt tình và đặc biệt quý thầy cô hết mực thương yêu học viên thật sự là những người cha người mẹ của mình vậy. Trường còn liên kết với các đối tác bên ngoài trường hay mời các chuyên gia đầu ngành để giảng dạy, hướng nghiệp cho sinh vên học tập đúng hướng để sau này Lập thân- Lập nghiệp. Bên cạnh đó, trường và khoa còn thường xuyên xây dựng các chuyên đề đáp ứng với nhu cầu học tập hiện tại để hình thành nên các kỹ năng sống- giá trị sống cho các bạn sinh viên.
Là một học sinh tỉnh lẻ, lần đầu tiên tôi đến Thành phố Hồ Chí Minh để học tập với bao điều lo toan, bở ngỡ và mới lạ nhưng điều đó đã xua tan trong chốc lát, khi vừa bước đến cổng trường. Những anh chị sinh viên ra đón chỉ dẫn tận tình, quý thầy cô làm công tác bet365 mobile bet thì vui vẻ, chu đáo. Luôn hỗ trợ tụi mình trong quá trình học tập hay các hoạt động của trường, của khoa. Vào học tập tại trường, chúng ta có thể cảm nhận được ngy sự năng động, chu đáo từ tất cả mọi người, là môi trường tốt để học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân mình về mọi mặt. Song song với việc học là những hoạt động giải trí hay từ thiện tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng hay các hoạt động riêng của mỗi khoa trong trường cho tụi mình cơ hội được đi các tỉnh khác để trải nghiệm, vui chơi.
Trên Thế giới, mỗi quốc gia đều quan tâm đến sự phát triển kinh tế, bên cạnh đó việc phát triển Văn hóa là cần thiết. Mỗi dân tộc tồn tại cần phải có một nền Văn hóa giàu bản sắc. Gìn giữ, tôn tạo, xây dựng văn hóa là khâu then chốt để phát triển đất nước. Em rất hạnh phúc khi học tại khoa Truyền thông Văn hóa, nơi đậy sẻ mở rộng những giá trị cốt lõi để em có đủ tự tin bước vào đời và sau này chính em sẻ là một trong những người góp phần bé nhỏ của mình tuyên truyền cho cộng đồng, cho các bạn bè năm châu hiểu được về Văn hóa dân tộc và con người Việt Nam giàu lòng nhân ái mà anh hùng.
Còn việc học ở trường đại học như thế nào? Với các sinh viên năm nhất, dù chỉ mới được tiếp cận các môn học đại cương nhưng sinh viên đã được rèn luyện các kỹ năng cứng cũng như mềm để ngày càng hoàn thiện bản thân. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh luôn tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành nhiều trên lớp, giảng viên luôn có phương pháp vừa dạy lý thuyết song song với việc hướng dẫn sinh viên làm việc nhóm, thuyết trình và thực hiện các bài tiểu luận. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa nhà trường, tổ chức Đoàn thể bằng nhiều hình thức cũng đã rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng cần thiết trong các ngành nghề, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Truyền thông văn hóa. Qua đó, dù chỉ mới là sinh viên năm nhất nhưng sinh viên đã có thể tự tin nói trước đám đông, được tham gia tổ chức những chương trình hoạt động của lớp cũng như từ Khoa. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng hỗ trợ cho ngành nghề, qua đó giúp các sinh viên, đặc biệt là sinh viên là năm nhất không cảm thấy hoang mang trong môi trường mới
Sinh viên năm nhất tham gia buổi nói chuyện về truyền thông đa phương tiện và nhận học bổng
Giáo dục là nền tảng văn hóa của mỗi nước, nhiều nước cực kỳ phát triển trên thế giới đa phần đều nhờ vào sự giáo dục tốt cả, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng cải cách và tiến bộ, sự tiến bộ ấy phát triển theo từng giây từng phút. Giáo dục bao gồm nhiều thứ nhưng ở môi trường tôi đang học tập, dưới mái trường và trên ghế giảng đường của trường Đại học Văn Hóa TP.HCM thì điều tôi quan tâm nhất chính là “kết nối của giảng viên với sinh viên trong công tác giảng dạy và học”. Ngôi trường tôi đang theo học không chỉ có lịch sử hình thành tự hào mà sự giảng dạy cũng tuyệt vời nữa (tôi cảm nhận được ). Giảng viên không chỉ đến lớp dạy theo tiết rồi ra về khi hết giờ, mà mỗi người giảng viên ấy mang theo mình tâm huyết và niềm vui khi được đến lớp đứng trước các bạn sinh viên để giảng dạy.
Một tiết trong buổi học trên lớp
Các Thầy cô luôn cởi mở và hòa đồng với các bạn sinh viên khiến cho các bạn cảm thấy gần gũi vô cùng, Thầy cô mang kiến thức và kinh nghiệm mà bản than đã tích lũy và truyền dạy một cách khéo léo… vì đa phần các kiến thức ấy đều quá đỗi khó hiểu hay vô cùng khô khan nhưng các Thầy cô lại kết nối được đến các bạn sinh viên trẻ tuổi ấy một cách dễ dàng. Tôi đã từng đọc một cuốn sách mà trong đó ghi rằng “Giáo dục kiểu cũ là một người nói mấy chục người nghe. Giáo dục hôm nay là suy luận”. Giảng viên trường tôi luôn thích được nghe những câu hỏi của các bạn sinh viên để vấn đáp, nhờ thế mà các bạn ngày càng tiến bộ. Ngoài công tác giảng dạy và học trên lớp, các Thầy cô còn tạo điều kiện ngoại khóa để các bạn sinh viên trẻ có môi trường thực hành và rèn luyện cũng như trau dồi những kỹ năng cần thiết cho bản thân… Qua đó, giảng viên và sinh viên lại càng gần gũi hơn...
Tham gia chương trình Khám phá Sài Gòn, một hoạt động ngoại khóa thường niên dành cho Tân sinh viên
Đến với trường Đại học Văn hóa TP.HCM đặc biệt là theo học chuyên ngành truyền Thông văn hóa, một trong những ngành phổ biến và hot hiện nay. Các bạn sẽ được trải nghiệm những phương thức học mới từ truyền thống cho đến hiện đại, ở đó các bạn sẽ được các giảng viên hướng dẫn vừa học vừa làm để tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Với đặc thù của chuyên ngành Truyền thông văn hoá các bạn sẽ được học những môn học mang tính đi sâu về văn hoá như là môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Văn hoá học đại cương hay là môn Nghệ thuật học đại cương,... Với những môn học này thì các bạn sẽ vừa được học lý thuyết tại những phòng học đầy đủ tiện nghi của trường vừa được đi trải nghiệm thực tế, vừa được thử sức thực hiện một chương trình của riêng lớp mình.
- Ở học phần Văn hoá học đại cương, các bạn sẽ được trực tiếp đi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của nhiều vùng miền như là văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc, Nhật bản hay thậm chí là văn hoá ẩm thực của các dân tộc Việt Nam.
- Học phần Nghệ thuật học đại cương các bạn sẽ được học về cải lương, chèo hoặc sẽ được học về tranh vẽ, cách biểu diễn trên sân khấu ra sao. Ngoài được học các bạn còn được tự mình lên kế hoạch, tập luyện và dàn dựng những tiết mục để tổ chức một show diễn nhỏ để kết thúc một môn học nào đó. Ngoài những đều thua vị trên thì chuyên ngành Truyền thông Văn hóa còn rất rất nhiều đều thú vị đang chờ bạn đến và trải nghiệm.
Hoàn thành chương trình văn nghệ trong học phần Nghệ thuật học đại cương
Hơn những thế, ngoài những bài học trên lớp các sinh viên Khoa Truyền thông còn được rèn luyện. Thông qua các hoạt động như trung thu sẻ chia, xuân tình nguyện, màu hè xanh... các hoạt động xã hội khác. Sinh viên Khoa Truyền thông khi tham gia các hoạt động xã hội này đã đã giá trị lớn nhất là sau mỗi hoạt động chính là sự trưởng thành hơn với từ những kỹ năng học được, như: tình người, sự sẻ chia, kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng trò chuyện trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống… Những kĩ năng thật sự rất cần thiết cho các sinh viên trong chuyên ngành Truyền thông Văn hóa.
Tham gia chương trình Trung thu sẻ chia
Mỗi chúng ta đi trên những con đường riêng biệt thích hợp với chỉ duy nhất bản thân mình. Điều quan trọng là hãy tập trung vào con đường mình đi hơn là cố gắng đi theo con đường của người khác. Mỗi một lựa chọn sai bạn sẽ mất đi nhiều thứ, Đại Học Văn Hoá Thành Phố Hồ Chí Minh thực sự đã mang đến cho tôi một trải nghiệm thật tuyệt vời. Tôi đến đây không chỉ để học tập, mở mang kiến thức, hiểu biết, tôi đến đây để sống với ước mơ, với đam mê và với chính mình.
Và đây là những gì chúng tôi cảm nhận được về Khoa Truyền thông và những học phần được tham gia, còn rất nhiều hoạt động khác, cùng chia sẻ cảm nghĩ của mình nhé :)
Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.1