bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

VHSO - Nhận lời mời của Hiệu trưởng Trường Dân tộc học và Xã hội học, Đại học Vân Nam, Trung Quốc. Từ ngày 03/8/2024 đến ngày 6/8/2024, PGS.TS. Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự Hội thảo Quốc tế “Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2024” do Trường Dân tộc học và Xã hội học, Đại học Vân Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, giảng viên, các doanh nghiệp cà phê, các nhà quản lý về nông nghiệp và văn hóa của các quốc gia Brazil, Mỹ, Úc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,… Đại diện đại biểu ở Việt Nam còn có ThS. Nguyễn Minh Đức, Viện Văn hóa, Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam.

Đại học Vân Nam - Nơi tổ chức Hội thảo Quốc tế “Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2024”. Ảnh: QTEDU.

Hội thảo Quốc tế “Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2024” Ban tổ chức đã lựa chọn 24 tham luận để trình bày trực tiếp, các đại biểu thảo luận về nội dung chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Hội thảo đã đưa ra những vấn đề thảo luận và đi đến thống nhất: Cà phê, một mặt hàng được giao dịch trên toàn cầu với sản xuất tập trung ở một số quốc gia như Brasil, Việt Nam, Colombia, Ấn độ, Mexico, Peru, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan,... Sản xuất và thương mại cà phê có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa quan trọng, tạo cơ sở thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu.

Bà Vanúsia, Matia, Caneiro Nogoeira, Giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Minh Đức.

Tại diễn đàn đã trao đổi, thảo luận khám phá chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê, thúc đẩy phát triển chất lượng cao và khuyến khích thực hành chia sẻ giá trị công bằng trong toàn ngành. Các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận các vấn đề như: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu: Tìm hiểu cấu trúc, tiến trình, thách thức và các giải pháp tiềm năng cho phát triển cà phê toàn cầu; Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua  việc tạo giá trị: Ngành cà phê có thể đổi mới các dịch vụ của mình để cải thiện giá trị như thế nào; Vai trò và lợi ích của các bên liên quan trong Chuỗi giá trị: Phân tích đóng góp và sự động viên hỗ trợ ở mỗi giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ; Xây dựng phân phối giá trị toàn diện: Làm thế nào để ngành cà phê đảm bảo lợi ích công bằng cho tất cả các bên liên quan, thúc đẩy cộng đồng và kết nối văn hóa chéo; Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cà phê: Làm thế nào để các doanh nghiệp cà phê tối ưu hóa quy trình của họ để đạt hiệu quả và lợi nhuận cao hơn; Hỗ trợ thị trường cà phê mới: Chiến lược phát triển chuỗi giá trị tại các khu vực sản xuất cà phê mới và mở rộng thị trường tiêu dùng; Giá trị văn hoá, sự khác biệt về chế biến, phong cách, nghệ thuật thưởng thức. Chú trọng bảo tồn và phát huy tri thức của địa phương trong trồng trọt, chăm sóc, chế biến, thưởng thức cà phê ở các quốc gia; Nghiên cứu trường hợp về chuỗi giá trị cà phê: Chương trình IMPACT của Sucafina - Đổi mới cải thiện xã hội, môi trường và kinh tế trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Cấc đại biểu tham quan quy trình sản xuất của nhà máy Sucafina. Nhà máy Sucafina Puwen là một trung tâm toàn cầu về sự xuất sắc và đổi mới thương mại. Với khả năng chế biến hơn 15 tấn cà phê chín mỗi giờ và hỗ trợ việc thu mua cà phê chín từ hàng trăm nhà sản xuất địa phương. Nhà máy cam kết, và trong hầu hết các trường hợp, vượt qua các tiêu chuẩn môi trường được công nhận toàn cầu đối với các nhà máy ướt; hỗ trợ các thực hành nhằm tăng thu nhập, hiệu quả và sinh kế của các nhà sản xuất cà phê ở Vân Nam và phát triển các kỹ thuật nông học và chế biến cụ thể theo vùng có thể được mở rộng hiệu quả ở Vân Nam.

Ông Mark Respinger,Tổng giám đốc công ty cà phê Sucafina trình bày quan điểm tại Hội thảo. Ảnh: Minh Đức.

Hội thảo cũng giới thiệu về thực trạng ngành cà phê Trung Quốc: Tỉnh Vân Nam là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất của Trung Quốc, có địa lý và khí hậu đặc biệt phù hợp để trồng các loại cây cà phê chất lượng cao. Lịch sử trồng cà phê ở đây đã hơn 100 năm. Với môi trường tự nhiên độc đáo, cà phê trồng ở đây hình thành nên hạt cà phê nhỏ đặc trưng, vị đậm nhưng không đắng, hương thơm dịu, hơi chua nhẹ. Hiện nay, giống cà phê trồng chủ yếu ở khu vực này là giống Catimor, chiếm khoảng 90%, còn lại là các giống Sarchimor, Typica, và Bourbon. Mức tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu 2%, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 15%. Năm 2022, quy mô thị trường cà phê Trung Quốc đã vượt 400 tỷ nhân dân tệ, xếp thứ 8 toàn cầu. Diện tích trồng cà phê của Vân Nam năm 2022 đạt 1.392.900 mu, sản lượng 108.667 tấn, giá trị nông nghiệp 26.432 tỷ nhân dân tệ. Diện tích và sản lượng cà phê của Vân Nam chiếm hơn 99% cả nước, là ngành nông sản chủ lực của Vân Nam.

Tham quan trải nghiệm Nhà máy cà phê Vân Nam (Thành phố Côn Minh, Trung Quốc) Ảnh: Minh Đức.

Về nguồn gốc và phân bố cà phê Trung Quốc: Năm 1884, cà phê được du nhập vào Đài Loan từ Philippines. Năm 1908, người Hoa từ Malaysia mang cà phê vào tỉnh Hải Nam và thành phố Xiamen, từ đó lan rộng ra Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến. Năm 1893, cà phê được đưa vào tỉnh Vân Nam từ Myanmar, ban đầu trồng ở thành phố Baoshan. Sau khi tiếp tục trồng ở Đài Loan, trồng cà phê trở nên phổ biến trên đại lục Trung Quốc, tập trung ở các tỉnh Vân Nam, Hải Nam và Tứ Xuyên. Trong đó, tỉnh Vân Nam có diện tích trồng cà phê lớn nhất, chiếm 99,5% diện tích trồng cà phê cả nước. Hiện tại, diện tích trồng cà phê của Vân Nam đã mở rộng đến 12 thành phố, bao gồm 44 huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở 5 thành phố: Pu'er, Lincang, Baoshan, Dehong, và Xishuangbanna. Trong đó, diện tích trồng cà phê của Pu'er chiếm khoảng 50% diện tích cà phê của cả tỉnh, là khu vực trồng cà phê chủ yếu của Vân Nam. Về phân bố và tỷ lệ sản lượng cà phê Trung Quốc: Bản đồ và biểu đồ thể hiện phân bố và tỷ lệ sản lượng cà phê tại các tỉnh Trung Quốc. Trong đó, tỉnh Vân Nam chiếm 99,5% sản lượng, tỉnh Hải Nam chiếm 0,35%, và tỉnh Tứ Xuyên chiếm 0,15%.

Giáo Sư Hà Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân tộc học và Xã hội học, Đại học Vân Nam, Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm cùng PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội thảo. Ảnh: Minh Đức.

PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho các đại biểu ở Việt Nam cho rằng: Cà phê là một thuật ngữ quốc tế và thân thuộc với hầu hết công dân toàn cầu. Cà phê bao hàm đầy đủ các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hoá, môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, thị trường,… và ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với đời sống xã hội. “Không chỉ là tách cà phê, đó là di sản văn hóa của nhân loại”. Cà phê là một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống của người dân. Hiện nay, thanh niên ngày càng sử dụng cà phê nhiều hơn. Đơn cử ở Hà Nội, trước đây thói quen trong văn hóa người Hà Nội là uống trà, người sử dụng cà phê rất ít. Những năm gần đây, thật là dễ dàng khi tìm được các quán cà phê ấn tượng ở Hà Nội. Giới trẻ ở Hà Nội cũng như ở Vân Nam, Trung Quốc, họ bắt đầu sử dụng cà phê hàng ngày. Tiếp cận ở góc độ phát triển bền vững, PGS.TS Lâm Nhân nêu lên quan điểm: Cây cà phê thích hợp với những khu vực trên cao nguyên – nơi đầu nguồn. Cây cà phê cần nước vào mùa khô nhưng không thể giữ được nước vào mùa mưa, chỉ có rừng nguyên sinh mới có thể giữ nước và điều tiết nguồn nước xuống hạ lưu. Nếu mở rộng diện tích cà phê sẽ gây ra lũ lụt và hạn hán. Chỉ có cách áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả của cây cà phê, đảm bảo vấn đề môi trường và an sinh xã hội cho người trồng cà phê thì mới có thể phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Hiện tại, ở Việt Nam, nhiều địa phương đã giảm diện tích cà phê để trồng rừng, bán tín chỉ Carbon, duy trì sự ổn định hệ sinh thái đầu nguồn.

PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trình bày quan điểm tại Hội thảo. Ảnh: Minh Đức.

Tiếp cận dưới góc độ văn hóa phi vật thể, PGS.TS Lâm Nhân cho biết: một mặt cần phát triển giống cà phê, tiêu chuẩn quốc tế, năng suất cao để cho cả thế giới có thể hưởng thụ cà phê. Mặt khác, cần chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của cư dân địa phương, mỗi vùng miền, dân tộc đều có cách nuôi trồng, chế biến, thưởng thức cà phê khác nhau. Giữ gìn sự khác biệt, đa dạng là cần thiết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Về góc độ giá trị văn hóa của cà phê ở Việt Nam, PGS.TS Lâm Nhân nêu quan điểm: Cách thức pha cà phê thủ công ở Việt Nam cũng như thưởng thức cà phê  thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương; Việc trồng trọt và sử dụng cà phê là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng trong việc thưởng thức cà phê ở Việt Nam. Cà phê được pha chế và thưởng thức tại mỗi gia đình, tại các quán nhỏ trên vỉa hè, trong các tiệm cà phê từ trung bình đến đắt đỏ, hoặc cũng có thể take away từ các xe cà phê nhỏ trên hè phố…

Một số hình ảnh tại Hội thảo Quốc tế “Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2024” .

Cà phê đã trở thành phương tiện kết nối con người, là chất xúc tác cho các mối quan hệ, các cảm hứng sáng tạo. Cà phê  - từ một loại đồ uống đã dần dần trở thành lối sống và văn hóa giao tiếp. Nhiều quán cà phê ở Việt Nam không chỉ phục vụ đồ uống mà còn là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật như biểu diễn âm nhạc, triển lãm tranh, hay các buổi nói chuyện văn hóa. Những quán cà phê nghệ thuật này thường thu hút một lượng lớn người yêu nghệ thuật và trở thành những điểm hẹn văn hóa không thể thiếu. Các quán cà phê là nơi để mọi người gặp gỡ, trao đổi, làm việc và tổ chức các sự kiện.

Đại diện đại biểu Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế “Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2024” chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu các nước. Ảnh: Minh Đức.

Quá trình bảo vệ và phát huy giá trị cà phê Việt Nam có thể nhìn nhận qua sự tương tác giữa các giá trị truyền thống đã định hình và thực hành ở thời điểm hiện tại. Cà phê với không gian, các dữ liệu, hiện vật và người thực hành di sản góp phần mô tả những biến đổi của lịch sử - lịch sử của nghề trồng và chế biến cà phê và những con người gắn với nghề. Sự hình thành và thăng trầm của cà phê Việt Nam là bức tranh toàn cảnh, từ việc trồng trọt, chế biến sản xuất đến nhu cầu và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Công truyền và bí truyền là những yếu tố đặc sắc của cách thức pha chế cà phê. Trong đó, bí truyền như những giá trị riêng hay niềm tin của từng cá nhân, nhóm. Công truyền và bí truyền định hình mức độ tương tác trong nghề cũng như bối cảnh kinh tế của từng nhóm cộng đồng.

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Minh Đức.

Tại Nhà máy cà phê Vân Nam (Thành phố Côn Minh, Trung Quốc) các đại biểu và các nhà quản lý đã tiến hành thảo luận bàn tròn và đi đến thống nhất các quan điểm: Không nên mở rộng diện tích trồng cà phê, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, năng suất, đảm bảo vấn đề môi trường; Đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người nông dân, ổn định sinh kế cộng đồng; Các quốc gia trồng cà phê cần liên kết và tự quyết giá thành sản phẩm. Nâng cao giá thành của hạt cà phê, đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan; Hạt cà phê và vỏ cà phê đều có những dưỡng chất, có thể chế biến thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người như: Thức uống có cồn, nước giải khát và thực phẩm chức năng. Cần chú trọng nghiên cứu, đặc biệt là vỏ cà phê, nhằm tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu tác hại của môi trường; Cà phê cần được nhìn nhận như là giá trị văn hoá phi vật thể ở mỗi quốc gia, cần bảo tồn và phát huy giá trị của văn hoá cà phê trong đời sống đương đại. Sao cho vừa phát triển kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn hạt cà phê vừa bảo tồn giá trị văn hoá địa phương trong trồng trọt, chế biến và thưởng thức cà phê. Như vậy, cà phê mới có thể phát triển bền vững trong thế giới hội nhập./.

Tin từ Hội thảo

Hoàng Hải (biên tập)

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases