Ngày 06/5/2015 Hội đồng khoa học trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nghiệm thu cấp Trường giáo trình "Bảo quản hiện vật đồ dệt" do thạc sĩ Nguyễn Đình Thanh chủ biên và thạc sĩ Nguyễn Đình Thịnh (Khoa Di sản văn hóa) đồng chủ biên.
(Buổi làm việc của Hội đồng với nhóm tác giả biên soạn giáo trình)
Thành phần Hội đồng gồm có:
- PGS.TS Đỗ Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TPHCM) - Chủ tịch Hội đồng
- PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TPHCM) - Phó Chủ tịch Hội đồng
- PGS.TS Đặng Văn Thắng (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM) - Ủy viên, Phản biện 1
- TS Hoàng Anh Tuấn (Bảo tàng Lịch sử TPHCM) - Ủy viên, Phản biện 2
- TS Nguyễn Đệ (Trường ĐH Văn hóa TPHCM) - Ủy viên, Thư ký
Do bận công tác nên 2 thành viên trong hội đồng đã vắng mặt, tuy nhiên đã có biên bản nhận xét và phản biện được gửi đến thư ký của hội đồng.
Hiện vật đồ dệt trong hoạt động của bảo tàng và tại các kho, phòng trưng bày của các bảo tàng chiếm số lượng tương đối lớn. Loại hiện vật này cũng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của các yếu tố từ tự nhiên, dẫn đến những hư hại nặng nề. Trong các hoạt động của Bảo tàng, việc bảo quản hiện vật luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các hiện vật có nguồn gốc từ chất liệu hữu cơ.
Hiện nay, Khoa Di sản văn hóa bet365 mobile bet
HCM có đào tạo chuyên ngành "Bảo quản hiện vật bảo tàng", từ đó cần thiết phải có tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Từ thực tiền này, Khoa Di sản văn hóa đã đăng ký biên soạn nhiều bộ giáo trình, trong đó có giáo trình "Bảo quản hiện vật đồ dệt" do do thạc sĩ Nguyễn Đình Thanh chủ biên và thạc sĩ Nguyễn Đình Thịnh (Khoa Di sản văn hóa) đồng chủ biên.
(Ths. Nguyễn Đình Thịnh thay mặt nhóm tác giả biên soạn giáo trình trình bày báo cáo tại buổi làm việc)
Tại buổi nghiệm thu, các thành viên của hội đồng đó đóng góp nhiều ý kiến, giúp cho tập thể nhóm tác giả biên soạn giáo trình có thể hoàn chỉnh tập tài liệu này đầy đủ và chất lượng nhất, sớm được ban hành để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường.
Hội đồng đồng ý thông qua bản thảo của giáo trình mà các tác giả đã trình bày trong buổi nghiệm thu. Tuy nhiên, để đi đến việc cho xuất bản và ban hành giáo trình này, nhóm tác giả cũng cần xem xét và bổ sung chỉnh sửa thêm theo những góp ý và biên bản nhận xét, phản biện của các thành viên hội đồng.
Hội đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các tác giả tham gia biện soạn và đặc biệt đánh giá khá cao tính chuyên môn mà nội dung của giáo trình đã chuyển tải. Nhận định giáo trình này khi được ban hành và áp dụng cho công tác giảng dạy và học tập tại trường sẽ đáp ứng được nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Nhà trường.
Tin và ảnh: Tôn Long Hạ