bet365 mobile bet Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

VHSO - Sáng ngày 24/5, tại phòng Hội thảo, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Số 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức), khoa Văn hóa học đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tọa đàm có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên. Đây cũng là những người đã gắn bó và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa Văn hóa học và Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trong hành trình xây dựng và phát triển, trong đó có quá trình xây dựng, đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa.

Một góc Tọa đàm khoa học “Đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” sáng 24/5.

Công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo là những khái niệm phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, từ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016), các ngành công nghiệp văn hóa chính thức được xác nhận trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Hiện nay, công nghiệp văn hóa ở Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực: Quảng cáo, Kiến trúc, Phần mềm và các trò chơi giải trí, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Điện ảnh, Xuất bản, Thời trang, Nghệ thuật biểu diễn, Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa.

Chủ tọa điều hành tọa đàm.

Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa. Năm 2018, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa, là một chuyên ngành thuộc ngành Văn hóa học. Tuy còn mới mẻ nhưng việc đào tạo chuyên ngành này tại khoa Văn hóa học bước đầu đã mang đến những hiệu quả nhất định. Chương trình đào tạo cử nhân Văn hóa học theo định hướng ứng dụng của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường, phù hợp với Luật Giáo dục đại học và Khung trình độ Quốc gia Việt Nam với ba chuyên ngành: Văn hóa Việt Nam, Công nghiệp văn hóa và Truyền thông văn hóa. Lần đầu tiên, chuyên ngành Công nghiệp văn hóa thuộc ngành Văn hóa học được đưa vào chương trình giảng dạy ở một trường đại học tại Việt Nam. Đây là một bước tiến mới, góp phần khẳng định chủ trương đào tạo theo định hướng ứng dụng của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng.

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa cho rằng muốn đào tốt chuyên ngành Công nghiệp văn hóa, khoa chuyên môn cần phải xây dựng được một hệ thống thuật ngữ chuẩn xác về văn hóa học, công nghiệp văn hóa và truyền thông văn hóa...

ThS. Lê Thị Hồng Quyên, Phó Trưởng khoa Văn hóa học cho biết: Từ năm 2018 đến năm 2023, khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo được 6 khóa chuyên ngành Công nghiệp văn hóa với tổng số 294 sinh viên, trong đó có 2 khóa sinh viên đã tốt nghiệp với tỉ lệ tốt nghiệp tính đến thời điểm hiện tại là 75%. Đánh giá bước đầu cho thấy, việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa đã mang lại những hiệu ứng tích cực từ phía người học và nhà tuyển dụng, phần nào đáp yêu cầu của thị trường lao động công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa trong điều kiện thực tiễn hiện nay.

PGS.TS. Trần Văn Ánh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ những dấu ấn để Nhà trường quyết định đưa chuyên ngành Công nghiệp văn hóa vào đào tạo, xuất phát từ những chuyến đi học tập thực tế tại Vương quốc Anh. Với những kinh nghiệm thực tế giá trị đó, PGS.TS. Trần Văn Ánh góp ý khoa Văn hóa học cần xác định được những lĩnh vực cần thiết để đào tạo cho sinh viên chuyên ngành Công nghiệp văn hóa, giúp sinh viên ứng dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Đánh giá tình hình bet365 mobile bet của ngành Công nghiệp văn hóa trong những năm gần đây, ThS. Lê Thị Hồng Quyên, Phó Trưởng khoa Văn hóa học chia sẻ: Trong 6 năm qua, số lượng thí sinh đăng ký và trúng tuyển nhập học chuyên ngành Công nghiệp văn hóa có xu hướng tăng lên qua các năm, điểm chuẩn vào chuyên ngành này cũng tăng lên, từ 16 điểm năm 2018 đến 22,5; 24 điểm năm 2022 và 2023, điều đó cho thấy sức hút bước đầu của chuyên ngành này, góp phần đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp sáng tạo cho thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài với vai trò là nhà tuyển dụng cho biết: Trong những năm qua, hoạt động của bảo tàng nơi bà trước đây làm giám đốc ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và hiện nay ở Bảo tàng Áo dài rất cần nguồn nhân lực công nghiệp văn hóa do Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo để đảm bảo cho các hoạt động có thu của bảo tàng từ các sản phẩm như: vé tham quan, quà lưu niệm, ẩm thực, ấn phẩm do bảo tàng xuất bản và triển lãm lưu động. Bà Huỳnh Ngọc Vân rất kỳ vọng trong tương lai với những cải tiến từ chương trình đào tạo của khoa chuyên môn, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực Công nghiệp văn hóa chất lượng để nâng cao hơn nữa uy tín và thương hiệu cho nhà trường.

Tại buổi tọa đàm khoa học sáng 24/5, Ban Tổ chức đã nhận hơn 20 ý kiến đóng góp trực tiếp rất tâm huyết từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên cho chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa. Đây là cơ sở để khoa Văn hóa học và Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đào tạo chuyên ngành Công nghiệp văn hóa từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó giúp khoa Văn hóa học từng bước cải tiến chất lượng chương trình đào tạo, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu xã hội và các bên liên quan trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay./.

Tin và ảnh: Hoàng Hải

BBT Website bet365 mobile bet . HCM

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases